Xin chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống tại quận 7, TP.HCM. Gần đây khu tôi đang ở có hàng xóm mới chuyển đến và có dẫn theo hai chú chó. Tuy nhiên tôi thấy gia đình họ thường xuyên thả rông để chúng chạy nhảy ở khắp nơi và không có các biện pháp bảo vệ an toàn. Do tôi thấy hai chú chó khá to và có hơi hung hãn nên có nhiều lần nhắc nhở họ không nên thả rông và thực hiện các biện pháp an toàn nhưng họ không nghe. Cho tôi hỏi thả rông động vật nuôi nơi công cộng bị xử phạt ra sao? Tôi xin cảm ơn.
Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý
Có được thả rông động vật nuôi ở nơi công cộng hay không?
Hiện nay, các cá nhân, gia đình thường có thói quen nuôi động vật cụ thể: chó, mèo,… Theo quy định tại Điều 66 Luật Chăn nuôi năm 2018 thì việc chăn nuôi chó mèo phải tuân thủ các quy định quản lý chó mèo như sau:
“Điều 66. Quản lý nuôi chó, mèo
Chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
- Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y;
- Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y;
- Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y;
- Trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.”
Do đó, việc thả rông động vật nuôi chạy ra ngoài đường hoặc xuất hiện tại các nơi công cộng, trong khu vực thành phố, thị xã hoặc các nơi công cộng thì phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi khác. Cụ thể như các biện pháp an toàn có thể sử dụng đến đeo dây xích hoạch theo dõi cho chó hoặc cho vào lồng. Trong trường hợp chủ nuôi động vật mà cho đi ngoài đường tại các nơi được công cộng mà không có biện pháp đảm bảo an toàn thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật.
Thả rông động vật nuôi nơi công cộng bị xử phạt ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội thì mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng đối với động vật nuôi cụ thể như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;
b) Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;
c) Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;
d) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;
e) Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.
Theo đó, cá nhân thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng sẽ bị phạt phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Nếu động vật nuôi gây thương tích thiệt hại cho người khác bị xử lý hành chính thế nào?
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội thì mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng đối với động vật nuôi cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;
đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;
e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;
g) Đốt và thả “đèn trời”;
h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;
i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
k) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, nếu có hành vi thả rông động vật nuôi trong khu vực thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng thì sẽ bị xử phạt hành chính theo mức đúng với quy định của pháp luật.
Nếu thả rông vật nuôi mà vật nuôi đó cắn người khác thì bị xử lí như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường do súc vật gây ra như sau:
– Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Như vậy, nếu như động vật nuôi của bạn cắn người thì người chủ sẽ phải bồi thường; Trong trường hợp có người thứ ba nếu lỗi do hoàn toàn trách nhiệm của người thứ ba thì người chủ sẽ không phải chịu trách nhiệm. Nhưng nếu lỗi là do người thứ ba và chủ sở hữu cùng vi phạm thì sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị hại.
Trường hợp vật nuôi gây thiệt hại thì người chủ có thể sẽ phải bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm cho người bị thiệt hại theo quy định tại Điều 590 và Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
– Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định. - Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
– Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
- Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định. - Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Như vậy, nếu thả vật nuôi trong khu vực thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng mà không có biện pháp đảm bảo an toàn; thì trường hợp vật nuôi gây thiệt hại đến sức khỏe hay tính mạng của người khác. Người chủ vật nuôi sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại; Đồng thời sẽ phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị hại. Nếu như tính mạng người bị hại bị xâm phạm thì ngoài khoản bồi thường các chi phí theo quy định của pháp luật thì phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của người bị hại.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thả rông động vật nuôi nơi công cộng bị xử phạt ra sao năm 2023?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như đổi tên giấy khai sinh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật, nếu chó nuôi cắn chết người, cơ quan chức năng cũng có thể xem xét xử lý trách nhiệm hình sự nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm về Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người tại Điều 295 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Theo Khoản 3 Điều 66 của Luật Chăn nuôi 2018 quy định, chủ nuôi chó cần phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, đồng thời chủ vật nuôi cùng phải giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y.
Các biện pháp bảo đảm an toàn hiện nay bao gồm:
– Đeo rọ mõm cho chó.
– Xích giữ chó khi ra đường.
– Một số biện pháp khác.
Tại Điều 138 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Theo đó, Việc để vật nuôi gây thương tích cho người khác hay gây ra hậu quả chết người thì dù nằm ngoài mong muốn của chủ sở hữu, tuy nhiên chủ nuôi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự do lỗi vô ý của mình gây ra.