Thả rông súc vật trâu bò chó chạy ra đường bị xử lý ra sao?

bởi Ngọc Trinh
Thả rông súc vật trâu bò chó chạy ra đường bị xử lý ra sao

Khách hàng: Xin chào Luật sư. Tôi là một khách hàng quen thuộc của LSX. Hiện tôi đang cảm thấy bức xúc về một vấn đề là việc người dân thả rông súc vật trâu bò chó chạy ra đường, Tôi thấy việc làm này rất nguy hiểm vì việc các con này ở ngoài đường khiến người tham gia giao thông khó có thể kiểm soát không những thế nó còn làm mất cảnh quan đô thị, đi vệ sinh bừa bãi gây ô nhiễm môi trường,… Nên tôi muốn nhờ các Luật sư tư vấn giúp tôi là Nhà nước có quy định gì về vấn đề này không? Nếu có thì việc Thả rông súc vật trâu bò chó chạy ra đường bị xử lý ra sao? Xin cảm ơn Luật sư.

LSX: Xin chào khách hàng quen thuộc của chúng tôi. Không để làm mất thời gian của bạn thì ngay sau đây chúng ta sẽ đi giải đáp vấn đề pháp lý này luôn nhé!

Căn cứ pháp lý

Thả rông súc vật trâu bò có vi phạm hoạt động giao thông đường bộ không?

Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ thực hiện theo quy định sau:

  • Cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông trước khi xin phép tổ chức các hoạt động trên theo quy định của pháp luật;
  • Trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc cấm đường thì cơ quan quản lý đường bộ phải ra thông báo phương án phân luồng giao thông; cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải thực hiện việc đăng tải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
  • Ủy ban nhân dân nơi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương tổ chức việc phân luồng, bảo đảm giao thông tại khu vực diễn ra hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội.

Theo quy định tại Điều 35 Luật giao thông đường bộ quy định không được thực hiện các hành vi sau đây:

  • Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
  • Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
  • Thả rông súc vật trên đường bộ;
  • Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
  • Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
  • Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
  • Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
  • Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
  • Hành vi khác gây cản trở giao thông.

Như vậy việc thả rông súc vật trên đường là hành vi không được cho phép.

Dẫn dắt súc vật trâu bò chó ra đường vi phạm quy tắc giao thông bị xử lý ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;
  • Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
  • Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;
  • Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;
  • Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;
  • Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
  • Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;
  • Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
  • Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;
  • Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.

Thả rông súc vật trâu bò chó chạy ra đường bị xử lý ra sao
Thả rông súc vật trâu bò chó chạy ra đường bị xử lý ra sao

Thả rông súc vật trâu bò chó chạy ra đường bị xử lý ra sao?

Súc vật trâu bò chó là động vật không có ý thức, vậy khi chúng chạy ra ngoài và gây tai nạn giao thông thì phải xử lý ra sao. Căn cứ theo quy định tại Điều 603 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Bên cạnh đó có trường hợp súc vật đi qua đường sắt gây hậu quả nghiêm trọng. Đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng như thế này Nhà nước quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự 2015. Theo quy định tại Điều 268 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 80 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017) quy định tội cản trở đường sắt như sau:

Người nào đặt chướng ngại vật trên đường sắt; làm xê dịch ray, tà vẹt; khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt; mở đường ngang, xây cống hoặc công trình khác trái phép qua đường sắt; làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt; để súc vật đi qua đường sắt không đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển; đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy trên đường sắt; phá hoại phương tiện giao thông đường sắt; lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sắt gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Cản trở giao thông đường sắt trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thả rông súc vật trâu bò chó chạy ra đường bị xử lý ra sao?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là thủ tục xử lý tài sản bảo đảm. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi hy vọng sẽ tháo gỡ mọi thắc mắc của quý khách hàng. Mọi chi tiết hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Vô ý thả rông súc vật ra ngoài đường gây tại nạn tổn hại sức khỏe thì xử lý ra sao?

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.
– Trường hợp gây thương tích với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương của mỗi người từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt cải tạo không giam giữ từ 01 năm đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội đối với hai người trở lên mà tỷ lệ tổn thương của mỗi người là 61% trở lên thì bị phạt cải tạo không giam giữ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Chủ của trâu bò chó bồi thường thiệt hại sức khỏe cho người bị hại bao nhiêu?

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Thiệt hại khác do luật quy định.

Chủ của súc vật thả rông bồi thường thiệt hại tài sản cho người bị hại bao nhiêu?

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
– Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
– Thiệt hại khác do luật quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm