Xã hội là hệ thống các quan hệ đa dạng và phức tạp. Khi tham gia vào các quan hệ xã hội các chủ thể phải thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Việc một chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật sẽ xâm phạm đến chủ thể khác gây nên tranh chấp và dẫn tới kiện tụng. Khi đó, một trong các biện pháp được áp dụng đó là thẩm định tại chỗ. Vậy Thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Quy định về thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự
Thẩm định là xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về một vấn đề nào đó.
Đây là một biện pháp điều tra được Toà án thường sử dụng trong quá trình kiểm tra thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án dân sự. Trước khi Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 và Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 ra đời, do Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 không quy định chặt chẽ nên trong thực tiễn khi xem xét, thẩm định tại chỗ có những trường hợp Thẩm phán không báo cho chính quyền sở tại, không bắõ đương sự đến để chứng kiến việc xem xét; thậm chí không ghi biên bản, mà chỉ thấy nhận định trong bản án là “qua xem xét tại chỗ…”, điều này làm cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ của Toà án bị giảm hiệu quả hoặc không có giá trị pháp lý. Để việc xem xét, thẩm định tại chỗ được khách quan, toàn diện và có giá trị pháp lý cao, Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã quy định tại Điều 101 như sau:
“1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.
2. Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải được ghi thành biên bản. Biên bản phải ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường, có chữ ký của người xem xét, thẩm định và chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự nếu họ có mặt, của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định và những người khác được mời tham gia việc xem xét, thẩm định. Sau khi lập xong biên bản, người xem xét, thẩm định phải yêu cầu đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định ký tên và đóng dấu xác nhận.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
4. Thẩm phán có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định tại chỗ hỗ trợ trong trường hợp có hành vi cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ.”
Như vậy, việc xem xét, thẩm định tại chỗ có thể xuất phát từ yêu cầu của đương sự, hoặc do Tòa án chủ động xem xét, thẩm định tại chỗ khi nhận thấy phải thẩm định tại chỗ mới có cách nhìn, cách tiếp cận đẫy đủ, toàn diện về sự vật cần xem xét, để vừa kiểm tra lại các chứng cứ có trong hồ sơ, vừa có nhận thức cụ thể hơn, nhằm đưa ra được các quyết định rõ ràng, minh bạch. Đặc biệt, các vụ án về tranh chấp nhà đất, mà Toà án phải phân định hiện vật cho các bên, thì việc xem xét, thẩm định tại chỗ để xác định cách chia cho hợp tình, hợp lý là cực kỳ cần thiết.
Nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự
Căn cứ điều 157 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự.
Theo đó, trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được xác định như sau:
1. Đương sự phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
2. Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.
3. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
4. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật này thì nguyên đơn phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 289, khoản 3 Điều 296 của Bộ luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
5. Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật này thì người yêu cầu xem xét, thẩm định phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
Xem xét, thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào?
Căn cứ điều 101 về xem xét, thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Theo đó, theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.
– Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải được ghi thành biên bản. Biên bản phải ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường, có chữ ký của người xem xét, thẩm định và chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự nếu họ có mặt, của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định và những người khác được mời tham gia việc xem xét, thẩm định. Sau khi lập xong biên bản, người xem xét, thẩm định phải yêu cầu đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định ký tên và đóng dấu xác nhận.
– Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
– Thẩm phán có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định tại chỗ hỗ trợ trong trường hợp có hành vi cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đổi tên giấy khai sinh, căn cước công dân phải mặc áo gì, cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân, mất năng lực hành vi dân sự,… của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn viết đơn ly hôn theo quy định mới nhất 2022
- Quy định về xác minh thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự
- Ưu nhược điểm của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là gì?
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Nếu là đương sự thì chuẩn bị hồ sơ yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ gửi tới Thẩm phán giải quyết vụ án.
Bước 2: Thẩm phán xét thấy cần thiết sẽ ra quyết định thẩm định tại chỗ.
Điều 9. Xem xét, thẩm định tại chỗ quy định tại Điều 89 của BLTTDS
Khi đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy việc xem xét, thẩm định tại chỗ là cần thiết cho việc giải quyết đúng vụ án, thì Thẩm phán ra quyết định tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ.
Quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ phải được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định kèm theo văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức cử đại diện tham gia việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Vào ngày, giờ đã định trong quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ, nếu chưa có đại diện của Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức, thì Thẩm phán phải liên hệ để họ có mặt. Trong trường hợp vắng mặt đại diện của Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức, thì Thẩm phán hoãn việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
Bước 3: Lập biên biên xem xét, thẩm định tại chỗ. Biên bản ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường, có chữ ký của người xem xét, thẩm định hoặc điểm chi của đương sự (nếu có mặt), của các cơ quan có thẩm quyền khác
Điều 156. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
Người yêu cầu Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo yêu cầu của Tòa án.
Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được xác định như sau:
Đương sự phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.
Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định, nguyên đơn phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.