Để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài thì nhà đầu tư phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Thực hiện được hoạt động đầu tư ra nước ngoài thì nhà đầu tư cần phải có đủ điều kiện dựa vào pháp luật thì mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Khi cấp Giấy chứng nhận nhà đầu tư trước tiên phải chuẩn bị đủ các giấy tờ cần tiết để đăng ký sau đó mới tiến hành các thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gửi lên cơ quan có thẩm quyền xem xét. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo Khoản 11 Điều 13 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
11. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.”
Theo đó, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được hiểu là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
Trường hợp cần phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo Khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:
“Điều 37. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.”
Theo đó, trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
– Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Căn cứ quy định tại Điều 39 Luật Đầu tư 2020 có quy định như sau:
“Điều 39. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
c) Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật này.”
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp này sẽ do Ban quản lý khu công nghiệp và cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho bạn.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Tùy vào loại dự án và các yếu tố của dự án, Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được áp dụng như sau:
Đối với các dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài.
Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định trên, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- LỆ PHÍ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ NĂM 2023 LÀ BAO NHIÊU?
- THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
- HỒ SƠ ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ MỚI NĂM 2023
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Thủ tục nhờ địa chính đo đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực trong trường hợp sau đây:
Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ công ty;
Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;
Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư;
Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.
Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư tại nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Để được cấp GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam, dự án phải đáp ứng các điều kiện sau đây
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật đầu tư, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài
Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.
Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.
Có quyết định đầu tư ra nước ngoài .
Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.