Thẩm quyền xác nhận mối quan hệ nhân thân năm 2022

bởi Trúc Hà
Thẩm quyền xác nhận mối quan hệ nhân thân năm 2022?

Chào Luật sư X, trước đây ba tôi có nhận nuôi một người con trai nhưng chỉ nhận nuôi trên danh nghĩa. Hiện nay ba tôi muốn xác nhận mối quan hệ nhân thân cho anh trai tôi nhưng không biết làm như thế nào.Cho tôi hỏi thủ tục được tiến hành như thế nào và ai có thẩm quyền xác nhận mối quan hệ nhân thân? Xin được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

Quan hệ nhân thân là gì?

Quan hệ nhân thân gắn với tài sản là quan hệ về những giá trị nhân thân mà khi xác lập thì làm phát sinh quan hệ tài sản. Giá trị nhân thân luôn gắn liền với chủ thể nhất định và về nguyện tắc không dịch chuyển cho chủ thể khác. Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản là quan hệ về những giá trị nhân thân không thể trao đổi ngang giá như danh dự, uy tín, nhân phẩm… của cá nhân, tổ chức.

Quan hệ nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và về nguyên tắc không thể dịch chuyển cho chủ thể khác.

Thủ tục xác nhận quan hệ nhân thân là gì?

Thủ tục xác nhận quan hệ nhân là trình tự để cá nhân muốn xác nhận các mối quan hệ nhân thân giữa hai hoặc nhiều người có cùng họ hàng (quan hệ như bố-con, mẹ-con, vợ-chồng, ông-cháu, cô-cháu…, hoặc cùng có tên trong sổ hộ khẩu) chuẩn bị hồ sơ xác nhận quan hệ nhân thân và gửi cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân gồm những gì?

Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú:

  • Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy chứng nhận kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;
  • Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh; chứng nhận hoặc quyết định việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú; Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng có chứa thông tin thể hiện quan hệ nhân thân cha hoặc mẹ với con; quyết định của Tòa án, trích lục hộ tịch hoặc văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định, cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận về quan hệ cha, mẹ với con.

Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú:

  • Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột, cháu ruột: Giấy khai sinh, xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ: Quyết định cử người giám hộ; xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về mối quan hệ nhân thân;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh không còn cha, mẹ: Giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ mất tích, chết, xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về việc cha, mẹ đã chết;
  • Giấy tờ chứng minh người cao tuổi: Giấy khai sinh, thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu; sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của UBND cấp xã, UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh;
  • Giấy tờ chứng minh người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi: Chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên hoặc xác nhận của UBND cấp xã, UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú;
  • Giấy tờ chứng minh người chưa thành niên gồm: Giấy khai sinh, thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của UBND cấp xã, UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh.
Thẩm quyền xác nhận mối quan hệ nhân thân năm 2022?
Thẩm quyền xác nhận mối quan hệ nhân thân năm 2022?

Lưu ý: Trường hợp thông tin chứng minh quan hệ nhân thân của công dân đã có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì cơ quan đăng ký cư trú không yêu cầu công dân phải cung cấp giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân.

Điểm a, b , c khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú được quy định như sau:

“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú

  1. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;

c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.”

Thẩm quyền xác nhận mối quan hệ nhân thân

Quan hệ nhân thân cần được xác minh là việc xác minh quan hệ của một người với người thân ruột thịt là cha, mẹ, con, anh chị em ruột,.. dựa trên quan hệ huyết thống, thủ tục xác nhận quan này được thực hiện như sau:

Luật Hộ tịch 2014 có ghi nhận tại Khoản 1, Điều 3. Nội dung đăng ký hộ tịch, theo đó, xác nhận quan hệ cha, mẹ, con sau khi con được sinh ra thông qua thủ tục đăng ký hộ tịch.

Việc xác nhận quan hệ ruột thịt giữa anh, chị, em không được quy định trực tiếp theo pháp luật, tuy nhiên trên thực tế có thể yêu cầu cơ quan hộ tịch thực hiện thủ tục xác nhận anh, chị, em ruột theo thủ tục nhận cha, mẹ, con trong trường hợp cần xác định lại quan hệ cha, mẹ với con cái như sau:

Luật Hộ tịch 2014 quy định tại Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con và Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con cụ thể như sau:

Thứ nhất, ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú có thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ con, kể cả trường hợp cha/mẹ/con là công dân nước khác nhưng cư trú ở biên giới Việt Nam. Riêng trường hợp cha/mẹ/con là người nước ngoài không đăng ký thường trú, tạm trú ở Việt Nam thì thuộc thẩm quyền đăng ký của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

“Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.”

Thứ hai, về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ con

“Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

1.Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

2.Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.”

Thông tư số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định về các chứng cứ kèm theo để chứng minh quan hệ cha mẹ con tại Điều 11 như sau:

“Điều 11. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1.Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

2.Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng”.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thẩm quyền xác nhận mối quan hệ nhân thân năm 2022?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tra số mã số thuế cá nhân; thành lập công ty mới, điều chỉnh tên cha mẹ trong giấy khai sinh, đổi tên bố trong giấy khai sinh, hoặc vấn đề về tội cờ bạc ở tù bao nhiêu năm…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ xác nhận quan hệ thân nhân bao gồm những gì?

– Đơn xin xác nhận quan hệ nhân thân theo mẫu quy định;
– Các giấy tờ liên quan chứng minh quan hệ nhân thân như:
Giấy khai sinh;
Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ nhân thân;
Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân; giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

Những trường hợp nào phải sử dụng giấy xác nhận chứng minh quan hệ nhân thân?

Những trường hợp nào phải sử dụng giấy xác nhận chứng minh quan hệ nhân thân bao gồm:
– Trẻ em trên 14 tuổi chưa có chứng minh thư (căn cước công dân)
– Người bị mất chứng minh thư (căn cước công dân), quá hạn, hư hỏng, không còn rõ chữ, số nữa… và không có các loại giấy tờ khác thay thế (như bằng lái xe, thẻ Đảng…)

Làm thế nào để bảo vệ quyền nhân thân?

Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
– Tự mình cải chính;
– Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
– Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.

3.2/5 - (4 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm