Thanh toán tiền mua nhà của người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

bởi Nguyen Duy

Chào Luật sư X, tôi là người Hàn quốc có mua lại một căn hộ của một người Việt Nam. Nhưng anh ta bắt tôi phải thanh toán hết tổng giá trị tiền nhà trong 2 lần, mỗi lần 50% giá trị nhà trong hợp đồng thì có sai không? Quy định về thanh toán tiền mua nhà của người nước ngoài hiện nay là gì? Xin được tư vấn.

Chào bạn, trong mua bán nhà thì một trong những điều khoản rất được nhiều người quan tâm là điều khoản về thanh toán. Vậy việc thanh toán tiền nhà của người nước ngoài có quy định gì không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam có được không?

Đây là một trong những điểm nổi bật nhất của Luật Nhà ở (sửa đổi), đáp ứng được sự mong mỏi, kiến nghị của rất nhiều doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực BĐS. Thực tế, quy định về cho phép người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam đã được thí điểm trong 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, các điều kiện thì rất khắt khe, khiến cho số lượng người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam rất ít ỏi. Luật Nhà ở (sửa đổi) đã nới lỏng các điều kiện cho phép người nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam.

Mở rộng đối tượng sở hữu nhà ở Việt Nam dành cho khách nước ngoài

Cụ thể, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
  • Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Quyền sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài

Quyền sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài có phần hạn hẹp hơn so với công dân Việt Nam. Cụ thể:

Đối với chung cư: 

Cá nhân nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa chung cư.

Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương khu vực hành chính cấp phường nhưng có nhiều tòa chung cư thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.

Đối với nhà ở riêng lẻ:

Trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có:

– Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó;

– Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ 2500 căn: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn nhà trong dự án đó;

2 dự án trở lên mà tổng số nhà ở trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2500 căn thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% lượng nhà ở của mỗi dự án

Thanh toán tiền mua nhà của người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam
Thanh toán tiền mua nhà của người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

Thanh toán tiền mua nhà của người nước ngoài muốn mua nhà ở Việt Nam như thế nào?

Vấn đề chuyển tiền từ nước ngoài vào để mua nhà ở, vay tiền để mua nhà ở và chuyển tiền ra nước ngoài sau khi bán nhà của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã được Ngân hàng nhà nước hướng dẫn thực hiện thông qua Công văn số 6760 ngày 7/9/2015

Cụ thể, để chuyển tiền vào Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,  nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài được mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam tại một tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Họ được phép thu tiền góp vốn trực tiếp bằng ngoại tệ và chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép để chuyển sang đồng Việt Nam bằng tài khoản trên. Để chuyển tiền ra nước ngoài sau khi bán nhà, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài được phép mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối và chuyển ra nước ngoài sau thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày mua được ngoại tệ, tuy nhiên họ chỉ được chuyển tiền ra nước ngoài sau khi đáp ứng điều kiện như chấm dứt hoạt động đầu tư tại Việt Nam, giải thể, giảm vốn đầu tư

Đối với tường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở theo hình thức: “Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở” thì họ phải thực hiện thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam. Việc chuyển tiền mua nhà ở từ người nước ngoài vào Việt Nam và chuyển tiền ra nước ngoài sau khi bán nhà ở được thực hiện theo các thủ tục theo quy điịnh.

Theo đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoàn toàn được phép chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào các tài khoản ngoại tệ họ đã lập tại các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối tại Việt Nam. Sau đó họ có thể chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép để chuyển sang đồng Việt Nam rồi thanh toán cho chủ đầu tư. Khi bán nhà ở, người nước ngoài được phép mua ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối, rồi chuyển tiền đã mua ra nước ngoài bằng chính tài khoản ngoại tệ đã lập, song họ phải chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của số tiền trên thông qua việc xuất trình các giấy tờ, chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng được phép. 

Như vậy, có thể thấy vấn đề thanh toán tiền khi mua nhà ở và chuyển tiền khi bán nhà ở của người nước ngoài là một vấn đề khá phức tạp, bao gồm nhiều quy trình, nhiều loại giấy tờ, thủ tục khác nhau. Chính vì thế, để một công dân Việt Nam nắm rõ các thủ tục trên còn khó huống chi là người nước ngoài, nếu không có sự hướng dẫn cụ thể rất có thể người nước ngoài sẽ gặp nhiều vướng mắc khi tiến hành thực hiện các thủ tục trên. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thanh toán tiền mua nhà của người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam; tạm ngưng công ty; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi mua căn hộ chung cư tại Việt Nam thì thông qua hình thức gì ?

Theo điểm b, khoản 2 Điều 8 Luật nhà ở 2014 quy định:
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
Và theo khoản 1, Điều 75, NĐ99/2015 quy định:
Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam

Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức nào?

– Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam.
– Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.”

Thời hạn sở hữu nhà ở của người nước ngoài là bao lâu?

Cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở theo các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế: không quá 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
– Gia hạn: trước khi hết hạn sở hữu nhà ở 03 tháng, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam nộp đơn xin đề nghị gia hạn cùng bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở. Số lần gia hạn thêm là 01 lần nhưng không quá 50 năm;
Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền như chủ sở hữu nhà ở Việt Nam.
– Khi hết hạn sở hữu: cá nhân nước ngoài được bán, tặng cho. Nếu cá nhân nước ngoài không thực hiện quyền này thì nhà ở đó thuộc sở hữu của nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm