Xin chào Luật sư. Tôi là H.C sinh sống tại Thái Nguyên. Qua các phương tiện thông tin đại chúng thì một công trình được chủ đầu tư tiến hành thực hiện khi có giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, khi chủ đầu tư đã xin giấy phép xây dựng nhưng do nhiều vấn đề xảy ra nên không thể xây dựng theo nội dung xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thì thay đổi chủ đầu tư trong giấy phép xây dựng khi nào? Do kiến thức của tôi về pháp luật còn hạn chế nên tôi rất cần sự tư vấn, giúp đỡ nhiệt tình từ phía luật sư giải đáp cho tôi quy định của pháp luật về vấn đề này. Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết tư vấn về Thay đổi chủ đầu tư trong giấy phép xây dựng khi nào?. Mời bạn cùng đón đọc.
Cơ sở pháp lý
Luật xây dựng 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2020
Nội dung tư vấn
Giấy phép xây dựng là gì?
Căn cứ theo khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định về khái niệm giấy phép xây dựng như sau:
“17. Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
18. Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.
19. Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.”
Như vậy, giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý, là một loại giấy tờ của cơ quan nhà nước ban hành có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình, trong đó xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép. Nó là một công cụ để tổ chức thực thi quy hoạch xây dựng đô thị đã được thông qua, qua đó có thể xác định người dân xây dựng đúng hay không đúng quy hoạch.
Nếu phân theo nội dung cấp phép, thì Giấy phép xây dựng được chia ra thành:
- Giấy phép xây dựng mới. Giấy phép xây dựng mới là loại giấy phép cấp để tiến hành xây dựng các công trình mới.
- Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
- Giấy phép di dời công trình;
- Giấy phép xây dựng có thời hạn.
Thay đổi chủ đầu tư trong giấy phép xây dựng khi nào?
Theo khoản 1 Điều 98 Luật Xây dựng 2014 quy định về việc điều chỉnh giấy phép xây dựng như sau:
Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
- Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
- Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
- Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
Tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 15/2021/NĐ-CP cũng quy định về vấn đề này như sau:
“1. Việc điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 98, Điều 99 Luật Xây dựng năm 2014. Chủ đầu tư không phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng trong trường hợp điều chỉnh thiết kế xây dựng nhưng không làm thay đổi các nội dung chính được ghi trong giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo giấy phép xây dựng đã được cấp.”
Như vậy hiện nay pháp luật chưa quy định về việc thay đổi chủ đầu tư trong giấy phép xây dựng khi nào.
Hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 51 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng nói chung gồm:
- Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng theo Mẫu số 02 Phụ lục II Nghị định này;
- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
- 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng điều chỉnh triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng tương ứng theo quy định tại Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46 hoặc Điều 47 Nghị định này;
- Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế xây dựng điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
– Đối với công trình:
- Đơn đề nghị Điều chỉnh GPXD theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư 15/2016/TT-BXD;
- Bản chính GPXD đã được cấp;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt bộ phận, hạng Mục công trình đề nghị Điều chỉnh tỷ lệ 1/50 – 1/200;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản phê duyệt Điều chỉnh thiết kế của người có thẩm quyền theo quy định kèm theo Bản kê khai Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thiết kế đối với trường hợp thiết kế không do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định hoặc Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế Điều chỉnh của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
– Đối với nhà ở riêng lẻ:
- Đơn đề nghị Điều chỉnh GPXD theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư 15/2016/TT-BXD;
- Bản chính GPXD đã được cấp;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt bộ phận, hạng Mục công trình đề nghị Điều chỉnh tỷ lệ 1/50 – 1/200. Đối với trường hợp yêu cầu phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thì phải nộp kèm theo báo cáo kết quả thẩm định thiết kế.
Thông tin liên hệ luật sư
Trên đây là những vấn đề liên quan đến Thay đổi chủ đầu tư trong giấy phép xây dựng khi nào?. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề hợp đồng cho thuê nhà đất. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng bao gồm Tên công trình thuộc dự án, Tên và địa chỉ của chủ đầu tư, Địa điểm, vị trí xây dựng công trình, tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến, Loại, cấp công trình xây dựng, Cốt xây dựng công trình, Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, Mật độ xây dựng (nếu có), Hệ số sử dụng đất (nếu có). Ngoài ra, đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 90 Luật xây dựng còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình. (Điều 90 Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020).
Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng (Khoản 18 Điều 3 Luật xây dựng 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020).
Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong. (Điều 3 Luật xây dựng 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020).