Thay đổi quê quán cho con trong giấy khai sinh được không ?

bởi Thu Tra
Thay đổi quê quán cho con trong giấy khai sinh được không

Nhờ Luật sư giúp tôi tư vấn về vấn thay đổi quê quán cho con trong giấy khai sinh có được không như sau: trước đây khi đăng ký khai sinh vợ chồng tôi đã bà bạc với nhau về việc để quê quán của con ghi theo quê quán của vợ, nhưng khi đi làm thì chồng tôi lại nhờ mẹ chồng tôi đi làm giấy khai sinh hộ và dặn mẹ chồng là khi quê quán của con theo quê quán của theo người bố. Nên bây giờ vợ chồng tôi muốn thay đổi quê quán trong Giấy khai sinh của con tôi thành quê quán của tôi được có được không? Kính nhờ Luật sư giả đáp giúp tôi vấn đề trên.
Tôi mong luật sư sớm trả lời giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc về “Thay đổi quê quán cho con trong giấy khai sinh được không?” của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Quê quán là gì?

Khái niệm “quê quán” mặc dù được đề cập đến nhiều trong các loại giấy tờ như Chứng minh nhân dân, Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu… nhưng đến nay, vẫn chưa có quy định nào định nghĩa cụ thể về khái niệm này. Đồng thời, hiện nay, để đảm bảo tính thống nhất trong các loại giấy tờ thì hiện nay, trong các loại giấy tờ như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, Giấy khai sinh,… đều không dùng từ “nguyên quán” nữa, mà thống nhất dùng khái niệm “quê quán”.

Tuy nhiên, căn cứ vào khái niệm trong Đại từ điển Tiếng Việt của Trung tâm ngôn ngữ về Văn hóa Việt Nam (Bộ giáo dục và đào tạo) xuất bản năm 1999 có thể hiểu, khái niệm “quê quán” là quê hương, nơi sinh trưởng của người này, nơi có anh em họ hàng gia đình của người này sinh sống lâu đời. Mà thực tiễn cho thấy, quê quán của một người thường được hiểu là quê hương, nơi mà cha của người đó sinh ra và lớn lên. Tuy nhiên, đây chỉ là khái niệm mang tính chất tham khảo.

Mặc dù chưa có cách định nghĩa cụ thể về khái niệm “quê quán”, cũng chưa có nội dung nào quy định “nguyên quán” và “quê quán” khác nhau như thế nào, nhưng hiện nay, tất cả mọi loại giấy tờ liên quan đến nhân thân của một cá nhân, dù là sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Sổ bảo hiểm xã hội…. đều phải thống nhất với nội dung trên Giấy khai sinh của người đó, bao gồm cả thông tin về quê quán/nguyên quán.

Cách ghi quê quán trong Giấy khai sinh

– Trường hợp khai sinh thông thường

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi họ được đăng ký khai sinh, trong đó thể hiện những thông tin cơ bản về cá nhân gồm họ, tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quê quán, dân tộc, quốc tịch, số định danh cá nhân, thông tin của cha/mẹ người được đăng ký khai sinh… (theo khoản 6 Điều 4, Điều 14 Luật hộ tịch năm 2014, Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).

Do vậy, khi một trong những loại giấy tờ liên quan đến nhân thân của một người mà thể hiện không đúng, thể hiện khác so với Giấy khai sinh của người đó thì đều cần phải làm thủ tục điều chỉnh, để thống nhất với Giấy khai sinh. Do vậy, thông tin về mục “quê quán” trong các loại giấy tờ sẽ được xác định theo Giấy khai sinh.

Về cách ghi “quê quán” trong Giấy khai sinh, căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật hộ tịch năm 2014, điểm đ khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì:

  • Quê quán của một người khi được đăng ký khai sinh sẽ được xác định theo quê quán của người cha hoặc người mẹ đẻ của họ theo nội dung thỏa thuận của cha, mẹ của người này; hoặc được xác định theo thông lệ, tập quán của địa phương được ghi trong nội dung tờ khai đăng ký khai sinh khi đi đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền.

Do vậy, khi đi đăng ký khai sinh, thì việc ghi mục quê quán của người được đăng ký khai sinh sẽ do người đi làm thủ tục tự kê khai trong tờ khai đăng ký khai sinh dựa trên nội dung thông tin về quê quán của người cha, người mẹ và sự thỏa thuận của họ hoặc theo tập quán của từng địa phương.

Đối với một số trường hợp đặc biệt như đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, hoặc chưa xác định được cha, mẹ thì việc xác định quê quán của người được đăng ký khai sinh sẽ được thực hiện như sau:

– Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi:

Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi mà sau khi thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định (như lập biên bản sự việc – niêm yết công khai thông tin về việc trẻ bị bỏ rơi) mà vẫn không thể xác định được cha, mẹ đẻ của trẻ thì trường hợp này,căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi đăng ký khai sinh cho trẻ, quốc tịch của trẻ sẽ được xác định là quốc tịch Việt Nam, nơi sinh được xác định là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi và mục quê quán sẽ được xác định theo nơi sinh của trẻ – tức nơi phát hiện ra trẻ.

Do vậy, trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi thì quê quán của trẻ khi đăng ký khai sinh được xác định theo nơi sinh – nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi.

– Trường hợp trẻ em không xác định được cha mẹ:

Đối với trường hợp trẻ em không phải bị bỏ rơi, nhưng không xác định được người cha hoặc người mẹ đẻ thì khi đăng ký khai sinh, phần ghi nguyên quán trong Giấy khai sinh được thực hiện như sau:

  • Trường hợp không xác định được cha đẻ của đứa trẻ được đăng ký khai sinh thì mục quê quán của trẻ trên Giấy khai sinh được xác định theo quê quán của người mẹ.
  • Trường hợp không xác định được người mẹ đẻ của đứa trẻ được đăng ký khai sinh mà người cha đẻ của bé làm thủ tục nhận con thì trường hợp này, mục quê quán của trẻ trên Giấy khai sinh sẽ được xác định theo quê quán của cha sau khi đã thực hiện xong thủ tục nhận cha cho con và tiến hành bổ sung thông tin hộ tịch.

Có thể thấy, việc ghi thông tin quê quán trên Giấy khai sinh mặc dù sẽ khác nhau trong một số trường hợp nhưng đều dựa trên nguyên tắc cơ bản khi xác định quê quán là quê quán của người được đăng ký khai sinh xác định theo quê quá của cha hoặc mẹ của họ hoặc theo tập quán của địa phương.

Thay đổi quê quán cho con trong giấy khai sinh được không
Thay đổi quê quán cho con trong giấy khai sinh được không

Thay đổi quê quán cho con trong giấy khai sinh được không ?

Tại điểm e mục 1 phần II Thông tư 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định về việc xác định họ và quê quán khi khai sinh như sau:“Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ”.

Như vậy, ngay từ khi sinh ra thì quê quán của trẻ em đã được xác định theo quê quán của người cha hoặc quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Chỉ trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha cho con, thì quê quán của con được xác định theo quê quán của người mẹ.

Đồng thời tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-C quy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:

“Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.”

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 17 Thông tư 04/2020/TT-BTP thì:

“Điều 17. Cải chính hộ tịch

1. Việc cải chính hộ tịch chỉ được giải quyết sau khi xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch; không cải chính nội dung trên giấy tờ hộ tịch đã được cấp hợp lệ nhằm hợp thức hóa thông tin trên hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác.

2. Sai sót trong đăng ký hộ tịch là sai sót của người đi đăng ký hộ tịch hoặc sai sót của cơ quan đăng ký hộ tịch.

3.Việc cải chính nội dung đăng ký khai tử thuộc thẩm quyền của cơ quan đã đăng ký khai tử, theo đề nghị của người có trách nhiệm đăng ký khai tử quy định tại Điều 33 Luật hộ tịch.”

Do đó, việc thay đổi quê quán trong giấy khai sinh cho con chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Nếu các thông tin được đăng ký đúng theo quy định của pháp luật về hộ tịch và không có căn cứ chứng minh, xác định được sai sót thì không có cơ sở để giải quyết yêu cầu cải chính thông tin quê quán.

Điều này có nghĩa, để thay đổi thông tin về quê quán của con bạn trong Giấy khai sinh cần xác định đó là do lỗi của người làm công tác hộ tịch hoặc của người đi đăng kỳ hộ tịch. Trường hợp không chứng minh được lỗi thì không đủ căn cứ để yêu cầu thay đổi thông tin quê quán của con trong Giấy khai sinh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thay đổi quê quán cho con trong giấy khai sinh được không”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đổi tên căn cước công dân, Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh, đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, Giấy khai sinh,…  của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh là gì?

– Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
– Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.

Làm lại giấy khai sinh ở đâu?

Theo Điều 23 Nghị định 123/2015, có thể làm thủ tục đăng ký lại khai sinh tại:
– Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi đã đăng ký khai sinh
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú.
– UBND cấp quận huyện: Ví dụ người trên 14 tuổi thì cơ quan cấp huyện quản lý; hoặc người nước ngoài.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm