Xin chào luật sư X, ở địa phương tôi đang cư trú, gần đây tôi nhận thấy rất nhiều người đi đổi thẻ căn cước công dân mới hiện nay, họ còn đốc thúc và khuyến khích tôi cùng đi nhưng vì chưa hiểu rõ về thẻ này, nhưng cảm thấy chứng minh nhân dân của mình còn có thể dùng được nên tôi chưa đi đổi lại. Mong luật sư trả lời giúp tôi thẻ căn cước công dân khác gì so với chứng minh nhân dân? Và thẻ căn cước công dân có giá trị như thế nào theo QĐ năm 2022. Rất mong luật sư giải đáp giúp. Xin chân thành cảm ơn!
Chào bạn, để tìm hiểu thêm về giá trị sử dụng của thẻ căn cước công dân, xin mời bạn cùng độc giả hãy cùng đón đọc bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý:
Căn cước công dân là gì?
Căn cước công dân được nhà nước, chính quyền công nhận là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính gắn liền với công dân Việt Nam. Đây là một hình thức giấy tờ tùy thận, tổng hợp thông tin lí lịch được đưa ra nằm thay đổi hình thức của giấy chứng minh nhân dân, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016. Căn cứ dựa theo Luật căn cước công dân 2014, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân
. Tại khoản 1 Điều 3 ghi nhận về căn cước công dân như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”
Làm căn cước công dân ở cơ quan nào?
Về nơi làm thủ tục cấp căn cước công dân gắn chip, Điều 11 và Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân như sau:
“Điều 11. Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.”
“Điều 13. Nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.
2. Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an bố trí nơi thu nhận và trực tiếp tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho những trường hợp cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.”
Trình tự cấp thẻ Căn cước công dân như thế nào?
Căn cứ pháp lý dựa theo Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân như sau:
“Điều 22. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dânz
1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện như sau:
a) Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;
b) Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.
Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;
c) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;
d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;
đ) Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
2. Trường hợp người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
Thẻ căn cước công dân có giá trị như thế nào?
Thẻ căn cước công dân được thừa nhận và đưa vào sử dụng với nhiều công năng tiện ích và nhanh chóng hơn cho người dân và các cơ quan liên ngành khi xử lý công việc. Cụ thể thẻ Căn cước công dân có những giá trị sử dụng được quy định tại Điều 20 Luật Căn cước công dân năm 2014 như sau:
“Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.”
Có thể bạn quan tâm
- Căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không theo QĐ 2022?
- Độ tuổi làm căn cước công dân mới nhất theo QĐ 2022
- Quy định về thời hạn làm căn cước công dân mới nhất 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Thẻ căn cước công dân có giá trị như thế nào theo QĐ năm 2022”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thủ tục đăng ký bảo hộ logo công ty, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, đơn xác nhận độc thân mới nhất, mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, hợp thức hóa lãnh sự, giấy khai sinh phải làm trong bao lâu… của chúng tôi.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Từ 01/07/2022, người dân đi làm Căn cước gắn chíp sẽ phải trả theo mức phí được quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC. Theo đó mức phí được quy định như sau:
Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
Khoản 3 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA nêu rõ: Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, từ ngày 01/7/2021, mọi trường hợp đổi từ chứng minh nhân dân 9 số, 12 số sang Căn cước công dân gắn chip đều sẽ bị thu hồi chứng minh nhân dân cũ.
Theo quy định của pháp luật, sử dụng Căn cước công dân hết hạn bị coi là một trong các hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về đổi thẻ Căn cước công dân. Do đó, người dân có thể bị phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
Như vậy, khi dùng Căn cước công dân hết hạn, người dân có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.