Xin chào Luật sư. Theo như tìm hiểu của tôi qua các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng, việc xây dựng bất cứ một công trình nào cũng phải dựa trên thông tin quy hoạch của các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Nhưng pháp luật quy định như thế nào là xây dựng sai quy hoạch? thì tôi chưa được biết. Do vậy tôi mong luật sư có thể giúp tôi tìm hiểu nội dung quy định pháp luật về vấn đề này. Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết tư vấn về Thế nào là xây dựng sai quy hoạch?. Mời bạn cùng đón đọc.
Cơ sở pháp lý
Nghị định 16/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng
Nội dung tư vấn
Thế nào là xây dựng sai quy hoạch?
Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng, tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữ lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo khoản 30 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014.
Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm hồ sơ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.
Xây dựng sai quy hoạch là việc xây dựng không tuân thủ đồ án quy hoạch hay xây dựng không tuân thủ bản vẽ, mô hình.
Xây dựng sai quy hoạch có phải phá dỡ không?
Chủ đầu tư, bao gồm cả hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng mà vi phạm trật tự xây dựng trong nhiều trường hợp được “hợp thức hóa” công trình xây dựng vi phạm như được điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với hành vi xây dựng không đúng nội dung giấy phép (sai phép, trái phép), xin giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng không có giấy phép (xây dựng không phép),,…
Tuy nhiên, riêng đối với hành vi xây dựng vi phạm quy hoạch sẽ không được “hợp thức hóa” để công trình xây dựng nói chung, nhà ở riêng lẻ nói riêng được phép tồn tại. Thay vào đó, tổ chức, cá nhân vi phạm phải phá dỡ nhà ở, nếu không thực hiện sẽ bị cưỡng chế phá dỡ. Nội dung này đã được quy định rõ tại điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“15. Biện pháp khắc phục hậu quả:
…
c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.”.
Việc buộc phải phá dỡ nhà ở nếu xây dựng vi phạm quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị là quy định hợp lý và dễ hiểu. Bởi lẽ quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua, nếu cho “hợp thức hóa” thì sẽ phải điều chỉnh quy hoạch (không thể vì một công trình của người dân mà điều chỉnh quy hoạch của địa phương), đồng thời nếu cho hợp thức hóa sẽ rất nhiều trường hợp vi phạm dẫn tới phá vỡ quy hoạch.
Bên cạnh đó, nhiều trường hợp được “hợp thức hóa” để nhà ở được phép tồn tại như xây dựng không phép, trái phép thì bản chất là chỉ cần xin giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho phù hợp và bảo đảm phù hợp với quy hoạch sẽ được tồn tại và không ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức và cá nhân khác.
Mức phạt đối với xây dựng sai quy hoạch là bao nhiêu?
Mức phạt khi xây nhà vi phạm quy hoạch được quy định tại khoản 9 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP. Theo đó, mức xử phạt đối với hành vi xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị như sau:
- Phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ (biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập).
- Từ 100 – 120 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.
- Phạt tiền từ 160 – 180 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Mức phạt tiền khi tái phạm: Căn cứ theo khoản 13 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
- Phạt tiền từ 120 – 140 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
- Từ 140 – 160 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
- Phạt tiền từ 950 triệu đồng – 01 tỷ đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Ngoài ra, khi bị phát hiện và lập biên bản sẽ phải dừng thi công, nếu tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng bị xử phạt tiền theo quy định tại khoản 12 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 100 – 120 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ.
- Phạt tiền từ 120 – 140 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.
- Phạt tiền từ 400 – 500 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là bài viết tư vấn về Thế nào là xây dựng sai quy hoạch? Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới Mức bồi thường thu hồi đất thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch.
– Sơ đồ vị trí địa điểm đề nghị cấp giấy phép quy hoạch.
– Dự kiến phạm vi, ranh giới khu đất, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch.
– Dự kiến nội dung đầu tư, quy mô dự án và tổng mức đầu tư.
– Báo cáo về pháp nhân và năng lực tài chính để triển khai dự án.
Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù được quy định tại điểm a, b, c Khoản 2 – Điều 24 – Luật xây dựng năm 2014 cụ thể như sau:
– Bộ Xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù cấp quốc gia.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù, trừ quy hoạch quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và nhiệm vụ, đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc chủ đầu tư xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực được giao quản lý hoặc đầu tư.
Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng được quy định như sau (điểm a,b,c Khoản 3 – Điều 22 – Luật xây dựng năm 2014):
– Bộ xây dựng chủ trì phối hợp với các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan, tổ chứ có liên quan tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng đối với vùng liên tỉnh, vùng chức năng đặc thù có ý nghĩa quốc gia, vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh.
– Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật vùng liên tỉnh.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng các vùng khác thuộc đơn vị hành chính do mình quản lý.