Theo quy định hiện nay bệnh viện 115 có khám bảo hiểm không?

bởi BuiNgan
Theo quy định hiện nay, bệnh viện 115 có khám bảo hiểm không?

Bệnh viện 115 là bệnh viện gì? Theo quy định hiện nay, bệnh viện 115 có khám bảo hiểm không? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Bệnh viện 115 có khám bảo hiểm không?

Tiền thân của Bệnh viện Nhân dân 115 là Bệnh viện K52 được thành lập vào ngày 25/12/1968. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, K52 được giao nhiệm vụ tiếp quản Bệnh viện Trần Ngọc Minh và đổi tên thành Quân y viện 115 trực thuộc cục Quân Y, có nhiệm vụ cứu chữa, điều trị cho thương, bệnh binh. Đến năm 1989, do tình hình nhiệm vụ mới của đất nước nói chung và Thành phố nói riêng, Quân Y viện 115 được Bộ Quốc phòng bàn giao cho Ủy ban Nhân dân TP.HCM. Ngày 31/8/1989 Ủy Ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định số 502/QĐ-UB thành lập Bệnh viện Nhân dân 115 trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm vụ chính trị của Bệnh viện được giao là tiếp nhận và điều trị cho nhân dân Thành phố và các tỉnh phía Nam.

Từ năm 1991, Bệnh viện được cung cấp một số phương tiện phục vụ chẩn đoán như: máy nội soi tiêu hóa, máy siêu âm tim, máy X-quang tăng sáng 500 mA, dụng cụ phẫu thuật và các trang thiết bị khác. Năm 1993, máy CT Scanner đầu tiên ở các tỉnh phía Nam được trang bị tại Bệnh viện Nhân dân 115, cùng với sự ra đời của khoa Ngoại Thần kinh đã góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững, thế đứng vững chắc của Bệnh viện trong hệ thống Y tế thành phố ngày nay. Qua 25 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Bệnh viện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Từ một Bệnh viện hạng 3, ngày nay Bệnh viện Nhân dân 115 đã trở thành Bệnh viện Đa khoa hạng 1; quy mô giường bệnh từ 200 giường (năm 1989) đến nay là 1600 giường, từ 16 khoa, phòng đến nay đã phát triển thành 42 khoa, phòng; từ 250 cán bộ y tế (năm 1989) đến nay là gần 2000 công chức, viên chức và người lao động (trong tổng số 387 bác sĩ có 265 bác sĩ có trình độ sau đại học: phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên khoa II, thạc sĩ, chuyên khoa I chiếm tỷ lệ 68,5%). Bệnh viện Nhân dân 115 đã thực sự trở thành địa chỉ đáng tin cậy của nhân dân Thành phố và các tỉnh phía Nam khi đến khám và điều trị. Đề án thí điểm mô hình Viện – Trường đã được Ủy Ban Nhân dân Thành phố phê duyệt theo quyết định số 4884/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy thực hành, là hạt nhân cho việc nhân rộng và hình thành hệ thống viện trường hoàn chỉnh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vào những năm 2005, 2006 Bệnh viện chỉ có 02 chuyên khoa mũi nhọn là khoa Ngoại Thần kinh và Thận niệu, đến nay Bệnh viện đã phát triển thành 05 trung tâm chuyên khoa mũi nhọn: Thần kinh, Tim mạch, Thận – Niệu, Ung thư- Y học hạt nhân, Gây mê hồi sức – Hồi sức tích cực.

Bệnh viện 115 có khám bảo hiểm trái tuyến không?

Căn cứ quy định tại Thông tư số 30/2020/TT-BYT hướng dẫn Nghị định số 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm Y tế quy định về 08 trường hợp được xem là khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế đúng tuyến từ 01/03/2021, cụ thể:

  • Người tham gia bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên theo bảo hiểm y tế.
  • Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh.
  • Trường hợp trẻ em chưa có thẻ bảo hiểm y tế do chưa làm thủ tục khai sinh được sử dụng giấy chứng sinh đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nêu trên.
  • Người tham gia bảo hiểm y tế trong tình trạng cấp cứu được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào trên phạm vi toàn quốc.
Theo quy định hiện nay, bệnh viện 115 có khám bảo hiểm không?
Theo quy định hiện nay, bệnh viện 115 có khám bảo hiểm không?

Bác sĩ hoặc y sỹ đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu đối với người bệnh, ghi vào hồ sơ bệnh án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

– Người tham gia bảo hiểm y tế được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định, bao gồm:

  • Được chuyển tuyến theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 – Thông tư số 40/2015/TT-BYT về quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Hồ sơ chuyển tuyến gồm giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và các giấy tờ khác (nếu có).
  • Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 3 – Điều 14 – Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, bao gồm: Cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh đang điều trị nội trú hoặc điều trị ngoại trú.
  • Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 2 Điều 6 – Thông tư số 04/2016/TT-BYT quy định về khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh lao.

– Người tham gia bảo hiểm y tế có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú và khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 15 – Nghị định số 146/2018/NĐ-CP. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm lưu bản chụp giấy tờ quy định tại điểm này trong hồ sơ bệnh án điều trị của người bệnh đó.

– Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 15 – Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.

– Người đã hiến bộ phận cơ thế của mình phải điều trị ngay sau khi tiến bộ phận cơ thể.

– Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.

Về các trường hợp được xem là khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế đúng tuyến tại Điều 11 – Thông tư số 40/2015/TT-BYT cũng có quy định về vấn đề này. Theo đó, Thông tư số 30/2020/TT-BYT đã bổ sung thêm các trường hợp cũng được xem là khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế đúng tuyến từ 2021 như sau:

  • Người tham gia bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế.
  • Người tham gia bảo hiểm y tế được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 14 – Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và khoản 2 Điều 6 – Thông tư số 04/2016/TT-BYT.
  • Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
  • Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.
  • Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.

Từ quy định trên thì có thể thấy, Bệnh viện 115 có khám bảo hiểm y tế. Do đó, nếu thuộc 08 trường hợp được xem là khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế đúng tuyến theo quy định trên người đang sử dụng bảo hiểm y tế cần lưu ý để đảm bảo được hưởng quyền lợi tối đa khi tham gia Bảo hiểm y tế.

Theo khoản 6, Điều 22, Luật Bảo hiểm y tế, từ ngày 1/1/2021, người dân tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh không đúng tuyến sẽ được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả phí điều trị nội trú theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng như trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến. Ghi nhận thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong 7 ngày đầu thông tuyến bảo hiểm y tế tuyến tỉnh, số lượng bệnh nhân từ các tỉnh, thành phố khác đến các bệnh viện tuyến cuối của Thành phố để khám chữa bệnh không có sự gia tăng đáng kể so với thời điểm cuối năm 2020.

Cụ thể, tại Bệnh viện Nhân dân 115, trung bình mỗi ngày có khoảng 80 bệnh nhân nhập viện trái tuyến và đều được hưởng tỷ lệ phần trăm như bảo hiểm y tế đúng tuyến. Tình hình tương tự với Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Theo quy định hiện nay, bệnh viện 115 có khám bảo hiểm không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, giải thể công ty, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự, xin phép bay flycam, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu…của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng được thanh toán 100% chi phí KCB trái tuyến tại Bệnh viện 115?

KCB trái tuyến là trường hợp người bệnh tự đi KCB không thuộc một trong các trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến đã được đề cập ở phần trước. Do đó, mức hưởng đối với người tham gia BHYT trong trường hợp này sẽ có sự thay đổi.
Cụ thể, căn cứ Điều 22 Luật BHYT 2008, sửa đổi bổ sung 2014, người có thẻ BHYT khi đi KCB trái tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng khi đi khám đúng tuyến với các tỷ lệ sau:
+ Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;
+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (từ năm 2021);
+ Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí KCB.

Các đối tượng nào được thanh toán 100% chi phí KCB và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật tại Bệnh viện 115?

– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;
– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 – khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
– Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;
– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
– Trẻ em dưới 6 tuổi.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm