Theo quy định số tiền thuế nợ bị cưỡng chế là gì?

bởi Anh
Theo quy định số tiền thuế nợ bị cưỡng chế là gì

Thuế là một khái niệm không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp hay những người có mức thu nhập cao trong xã hội. Thuế được chia thành nhiều loại, có những loại thuế ta có thể nhìn thấy được trong quá trình tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ nhưng cũng có những loại thuế ta không thể nhìn thấy được trong quá trình sinh hoạt sản xuất hàng ngày. Việc đóng thuế của cá nhân và các doanh nghiệp luôn chịu sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan thuế. Vậy theo quy định số tiền thuế nợ bị cưỡng chế là gì? Mời bạn đón đọc bài viết “Theo quy định số tiền thuế nợ bị cưỡng chế là gì?” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết cho vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật quản lý thuế 2019

Theo quy định số tiền thuế nợ bị cưỡng chế là gì?

Việc đóng thuế thường được kê khai và thực hiện định kỳ. Khi bạn không đóng thuế theo quy định hoặc đóng thuế không đầy đủ thì có thể bị cưỡng chế nộp thuế nếu không đáp ứng được các điều kiện liên quan. Việc cưỡng chế nộp thuế phải do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện và cưỡng chế nộp thuế thường được thực hiện định kỳ, cưỡng chế của nhiều tổ chức, cá nhân không thực hiện đơn lẻ do tốn nhiều thời gian, chi phí.

Căn cứ theo khoản 17 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Tiền thuế nợ là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu mà người nộp thuế chưa nộp ngân sách nhà nước khi hết thời hạn nộp theo quy định.
Theo đó, tiền thuế nợ là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu mà người nộp thuế chưa nộp ngân sách nhà nước khi hết thời hạn nộp theo quy định.

Theo quy định số tiền thuế nợ bị cưỡng chế là gì
Theo quy định số tiền thuế nợ bị cưỡng chế là gì

Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần tiền thuế nợ do ai chịu trách nhiệm?

Câu hỏi đặt ra là khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, bỏ đăng ký kinh doanh mà vẫn chưa hoàn thành những nghĩa vụ nộp thuế thì việc nộp thuế sẽ do ai đứng ra thực hiện. Câu trả lời là tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau mà khi có nghĩa vụ phát sinh sẽ phải đóng thuế theo quy định. Có thể là người góp vốn, chủ sở hữu, chủ công ty, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm cùng nhau thực hiện nghĩa vụ này.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 67 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động

  1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp giải thể được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về các tổ chức tín dụng, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  2. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp phá sản được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Phá sản.
  3. Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần tiền thuế nợ còn lại do chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông góp vốn, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm nộp theo quy định đối với mỗi loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp.
  4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần tiền thuế nợ còn lại do chủ hộ, cá nhân chịu trách nhiệm nộp.
  5. Người nộp thuế có chi nhánh, đơn vị phụ thuộc chấm dứt hoạt động mà vẫn còn nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thì có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ của chi nhánh, đơn vị phụ thuộc.
    Theo đó, doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần tiền thuế nợ do chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông góp vốn, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm nộp theo quy định đối với mỗi loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định số tiền thuế nợ bị cưỡng chế là gì
Theo quy định số tiền thuế nợ bị cưỡng chế là gì

Người nộp thuế có tiền thuế nợ như thế nào thì có thể bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?

Không phải tất cả những người nợ thuế đều có thể bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. Những trường hợp nợ thuế dưới 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế thì sẽ nằm trong danh sách cưỡng chế thi hành nộp thuế. Nhưng trường hợp người nộp thuế khong chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuế trong thời hạn quy định cũng có thể bị cưỡng chế nộp thuế.

Căn cứ theo Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế

  1. Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định.
  2. Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
  3. Người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.
  4. Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
  5. Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế khoanh tiền thuế nợ trong thời hạn khoanh nợ; không tính tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật này; được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế.
    Việc nộp dần tiền thuế nợ được thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp người nộp thuế xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định số lần nộp dần và hồ sơ, thủ tục về nộp dần tiền thuế nợ.
  6. Không thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế có nợ phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.
  7. Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.

Theo đó, người nộp thuế có tiền thuế nợ sau đây thì có thể bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế:

– Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định.

– Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.

– Người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Theo quy định số tiền thuế nợ bị cưỡng chế là gì?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Cưỡng chế nợ thuế là gì?

Cưỡng chế nợ thuế là một trong những biện pháp được Tổng cục thuế áp dụng để xử lý tình trạng nợ thuế có khả năng thu hồi theo quy định của Luật Quản lý Thuế.

Lập danh sách cưỡng chế nộp thuế như thế nào?

Việc lập danh sách người nợ thuế dựa trên cơ sở, căn cứ sau đây: 
– Người nợ thuế có tiền nợ thuế trong khoảng thời gian quá 60 ngày, tính từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định mà cơ quan thuế chưa thực hiện cưỡng chế.
– Người nợ thuế có khoản nợ được gia hạn, tuy nhiên còn dưới 30 ngày thì hết thời gian gia hạn.
– Đối tượng là tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế quá thời hạn quy định 60 ngày, tính từ thời điểm hạn nộp tiền thuế ghi trên quyết định nộp dần tiền thuế nợ của cơ quan thuế mà người nộp thuế hoặc tổ chức bảo lãnh chưa nộp đủ vào ngân sách Nhà nước. 
– Khi có quyết định xử phạt mà người nợ thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó. 
– Người nợ thuế thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế bao gồm: 
+ Ngừng sử dụng hóa đơn. 
+ Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên. 
+ Thu tiền, tài sản khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ. 
+ Người nợ thuế đang trong thời gian bị cơ quan thuế có văn bản đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ban hành quyết định thu hồi.
– Đối tượng là người nợ thuế có tiền thuế nợ, có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.
Quá trình lập danh sách diễn ra như sau: 
Vào mỗi tháng, công chức tiến hành rà soát cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế cũng như những tài liệu liên quan để cập nhật vào danh sách người nợ thuế chuẩn bị cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản. 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm