Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế được khá nhiều người quan tâm. Vì nó xuất hiện rất nhiều trong đời sống của chúng ta và là một trong những loại thuế lớn khi bạn có mức thu nhập cao hay khi được tặng cho tài sản có giá trị nên tìm hiểu để được thực hiện khấu trừ tốt nhất. Khi phải đóng thuế thu nhập cá nhân thì việc quyết toán thuế không phải là một khái niệm xa lạ. Trong nhiều trường hợp để có thể thực hiện thủ tục quyết toán thuế nhanh gọn và chính xác thì người nộp thuế thường uỷ quyền quyết toán cho một bên thứ ba. Vậy quy định về vấn đề uỷ quyền quyết toán thuế này như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Thời điểm làm giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN” dưới đây của LSX.
Căn cứ pháp lý
Thời điểm làm giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân qua uỷ quyền sẽ giúp người phải chịu thuế tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sứa. Nhưng việc uỷ quyền hiện nay cũng cần thực hiện theo đúng thời điểm đã được quy định. Nếu bạn thực hiện uỷ quyền quyết toán quá sớm hoặc quá muộn thì đều không thể thực hiện quyết toán qua uỷ quyền được chính vì vậy thời điểm để lựa chọn uỷ quyền quyết toán là rất quanh trọng. Để giúp bạn có cái nhìn khái quát hơn về thời điểm uỷ quyền quyết toán cho phù hợp hãy tìm hiểu thông tin dưới đây của chúng tôi.
Ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là quá trình người nộp thuế (người ủy quyền) cấp phép cho một cá nhân hoặc một tổ chức khác (người được ủy quyền) thực hiện nghĩa vụ quyết toán thuế TNCN thay mặt cho người nộp thuế.
Đối tượng và thủ tục thực hiện ủy quyền quyết toán thuế phải được thực hiện theo các quy định tại Luật Thuế TNCN năm 2020 mới nhất và các văn bản hướng dẫn liên quan theo quy định của Pháp Luật Việt Nam.
Trong năm 2023, đối tượng nào được quy định cho phép và không cho phép ủy quyền quyết toán thuế?
Đối tượng được ủy quyền Quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Điểm d, Khoản 6, Điều 8 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP chỉ rõ các trường hợp được phép ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Để được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức trả thu nhập, cá nhân cư trú cần thuộc một trong các trường hợp sau:
- Nhận thu nhập từ tiền lương, tiền công theo HĐLĐ ký tại một nơi và làm việc tại đó trong ít nhất 3 tháng vào thời điểm quyết toán thuế, kể cả khi người đó không làm việc đủ 12 tháng trong năm. Nếu cá nhân được điều chuyền từ tổ chức cũ sang tổ chức mới, thì quyền quyết toán thuế TNCN được chuyển sang tổ chức mới theo quy định tại Điểm d.1, Khoản này.
- Nhận thu nhập từ tiền lương, tiền công theo HĐLĐ ký tại một nơi và đang làm việc tại đó trong ít nhất 3 tháng vào thời điểm quyết toán thuế. Cá nhân được phép quyết toán thuế TNCN bao gồm thu nhập từ nơi đó và thu nhập vãng lai từ các nơi khác, với giá trị trung bình không quá 10 triệu đồng/tháng trong năm và đã được khấu trừ thuế TNCN với tỷ lệ 10%, nếu không có yêu cầu phải quyết toán thuế cho phần thu nhập này.
Đối tượng không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN
Năm 2017, Cục Thuế TP. Hà Nội đã phát hành Công văn số 5749/CT-TNCN để hướng dẫn quyết toán thuế TNCN. Theo nội dung này, người lao động sẽ không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho doanh nghiệp trong bảy trường hợp sau đây:
- Người lao động đã nhận được chứng từ khấu trừ thuế TNCN từ doanh nghiệp thì không được phép ủy quyền quyết toán thuế cho doanh nghiệp, trừ trường hợp chứng từ khấu trừ thuế đã cập được doanh nghiệp thu hồi và hủy bỏ.
- Người lao động nhận thu nhập từ tiền lương, tiền công có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một doanh nghiệp nhưng đã nghỉ việc tại thời điểm ủy quyền quyết toán thuế thì không được phép ủy quyền.
- Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một doanh nghiệp và có nguồn thu nhập vãng lai chưa được khấu trừ thuế hoặc khấu trừ thuế chưa đủ tại nơi trả thu nhập (bao gồm cả trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ).
- Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại nhiều doanh nghiệp và đều ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên.
- Người lao động không có thu nhập từ tiền lương, tiền công do ký hợp đồng lao động mà chỉ có thu nhập vãng lai đã được khấu trừ thuế (kể cả khi chỉ có thu nhập vãng lai tại 1 nơi).
- Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công và đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì phải tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo quy định tại Khoản 1, Điều 46, Thông tư 156/2013/TT-BTC.
- Người lao động chưa được cấp mã số thuế cá nhân.
Cách ủy quyền quyết toán thuế TNCN
Để uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân bạn cần lưu ý đến cách uỷ quyền quyết toán. Đầu tiên khi bạn có uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì việc điền tờ khai quyết toán thuế phải là việc đầu tiên bạn cần làm. Tờ khai sẽ được in sẵn theo mẫu. Lưu ý rằng không chép tay lại tờ khai vì tờ khai có thể không được chấp nhận. Hãy chủ động in trước tờ khai theo mẫu sau của chúng tôi. Tiếp đó là điền đầy đủ những thông tin cá nhân vào mẫu tờ khai mà bạn đã in sẵn trước đó.
Khi thực hiện ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập, người lao động cần thực hiện viết giấy ủy quyền và nộp cho tổ chức để làm căn cứ quyết toán thuế.
Mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN theo mẫu số 08/UQ-QTT-TNCN tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC
Lưu ý khi điền giấy ủy quyền
- Điền đầy đủ và kiểm tra chính xác các thông tin của bản thân.
- Tích chọn ô (1), (2), (3) theo trường hợp của người lao động
- Chọn (1) nếu chỉ có thu nhập ở 1 công ty hoặc đơn vị đó.
- Chọn (2) nếu được điều chuyển từ công ty/đơn vị cũ tới đơn vị mới trong cùng hệ thống hoặc do chia tách/sáp nhập/chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
- Chọn (3) nếu có thu nhập vãng lai bình quân không quá 10 triệu đồng/tháng trong năm đã được khấu trừ tại nguồn và không có nhu cầu quyết toán với phần thu nhập vãng lai.
Sau khi điền đầy đủ thông tin, người lao động kiểm tra lại và ký tên.
Quy trình ủy quyền quyết toán thuế TNCN
Để có thể ủy quyền quyết toán thuế hu nhập cá nhân bao gồm hai bước cơ bản. Đầu tiên cần kiểm tra chính xác những thông tin nộp thuế như số lượng nộp thuế, các mục giảm trừ gia cảnh theo quy đjnh. Việc kiểm tra này sẽ do cơ quan thực hiện uỷ quyền quyết toán thuế thực hiện. Nếu bạn thấy hồ sơ đã được điền dầy đủ thông tin rồi thì kế đó sẽ là tải mẫu uỷ quyền về và ký đầy đủ họ tên theo mẫu uỷ quyền. Sau khi hoàn thành xong thì bên nhận quyết toán sẽ tiếp tục những thủ thủ tục quyết toán thuế cho người lao động.
Để quyết toán thuế TNCN, người ủy quyền cần thực hiện hai bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra thông tin về thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế của mình để đảm bảo tính chính xác của thông tin quyết toán thuế TNCN. Nếu thiếu thông tin về các khoản giảm trừ gia cảnh hoặc các khoản miễn trừ, người ủy quyền cần yêu cầu tổ chức hoàn thiện thông tin trước khi tiến hành quyết toán.
Bước 2: Người ủy quyền cần tải mẫu giấy ủy quyền 08/UQ-QTT-TNCN và điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn bên trên. Sau đó, người nộp thuế ký và ghi rõ họ tên trên mẫu giấy ủy quyền này.
Bước 3: Người lao động ủy quyền cần gửi mẫu giấy ủy quyền này đến tổ chức nhờ quyết toán thuế TNCN và xác nhận lại việc đã hoàn thành quyết toán thuế TNCN với tổ chức được ủy quyền quyết toán thuế.
Để tránh việc phát sinh lỗi không kê khai hoặc chậm kê khai thuế, người lao động cần chủ động theo dõi và kiểm tra việc quyết toán thuế TNCN đã được hoàn thành hay chưa.
Mời bạn xem thêm
- Đất cấp trước năm 1993 có phải mất thuế không theo luật 2023?
- Thủ tục tách thửa đất để bán mất bao lâu theo quy định mới 2023
- Đối tượng không chịu thuế GTGT có phải kê khai không?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của LSX, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề quyết toán đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
LSX sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thời điểm làm giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN” hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về hòa giải tranh chấp đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín
Câu hỏi thường gặp
Theo các quy định được đề cập tại phần 1, để ủy quyền quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có từ 2 nguồn thu nhập tại 2 nơi khác nhau cần đáp ứng các điều kiện sau:
1 – Cá nhân được ủy quyền quyết toán cho doanh nghiệp khi đang ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên và vẫn làm việc tại thời điểm tổ chức trả thu nhập thực hiện quyết toán thuế. Nếu có thu nhập vãng lai ở nơi khác không quá 10 triệu/tháng trong cùng năm và đã được khấu trừ 10% thuế TNCN thì người lao động cần tự quyết toán.
2 – Hoặc cá nhân nhận thu nhập tiền lương, tiền công từ tổ chức, doanh nghiệp cũ được điều chuyển sang tổ chức/doanh nghiệp mới trong cùng hệ thống thì được ủy quyền tổ chức mới quyết toán cho cả 2 nguồn thu nhập tại 2 nơi trong cùng năm.
Căn cứ Khoản 3, Điều 21, Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về các trường hợp ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập:
Khi ủy quyền quyết toán cho công ty, tổ chức, cá nhân trả thu nhập, người lao động phải đăng ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên và đang làm việc tại tổ chức vào thời điểm quyết toán thuế TNCN.
Như vậy, nếu người lao động đã nghỉ việc tại công ty cũ thì không được ủy quyền cho công ty đó quyết toán thuế. Trong trường hợp này, cá nhân cần phải tự làm quyết toán thuế theo quy định.
Năm 2017, Cục Thuế TP. Hà Nội đã phát hành Công văn số 5749/CT-TNCN để hướng dẫn quyết toán thuế TNCN. Theo nội dung này, người lao động sẽ không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho doanh nghiệp trong bảy trường hợp sau đây:
1. Người lao động đã nhận được chứng từ khấu trừ thuế TNCN từ doanh nghiệp thì không được phép ủy quyền quyết toán thuế cho doanh nghiệp, trừ trường hợp chứng từ khấu trừ thuế đã cập được doanh nghiệp thu hồi và hủy bỏ.
2. Người lao động nhận thu nhập từ tiền lương, tiền công có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một doanh nghiệp nhưng đã nghỉ việc tại thời điểm ủy quyền quyết toán thuế thì không được phép ủy quyền.
3. Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một doanh nghiệp và có nguồn thu nhập vãng lai chưa được khấu trừ thuế hoặc khấu trừ thuế chưa đủ tại nơi trả thu nhập (bao gồm cả trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ).
4. Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại nhiều doanh nghiệp và đều ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên.
5. Người lao động không có thu nhập từ tiền lương, tiền công do ký hợp đồng lao động mà chỉ có thu nhập vãng lai đã được khấu trừ thuế (kể cả khi chỉ có thu nhập vãng lai tại 1 nơi).
6. Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công và đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì phải tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo quy định tại Khoản 1, Điều 46, Thông tư 156/2013/TT-BTC.
7. Người lao động chưa được cấp mã số thuế cá nhân.