Chào Luật sư, tôi muốn hỏi thời gian nghỉ thai sản hiện nay được quy định như thế nào? Nếu như có được lãnh bảo hiểm thất nghiệp thì có tính thời gian nghỉ thai sản vào không? Thời gian nghỉ thai sản có được tính bảo hiểm thất nghiệp không? Bảo hiểm thất nghiệp hiện nay được quy định ra sao? Thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ được quy định như thế nào? Có mấy loại bảo hiểm thất nghiệp? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 –Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp, đóng bảo hiểm thất nghiệp:
”1. Phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng mức bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trích 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của từng người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
2. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 3 Điều 27 của Nghị định 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ mười bốn ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
Căn cứ vào Nghị định 28/2015/CĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp có quy định về thời gian đóng BHTN như sau:
Theo quy định tại Điều 12 – Nghị định 28/2015/CĐ-CP về đóng bảo hiểm thất nghiệp thì thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
”1. Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:
a) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;…”
Căn cứ vào hai quy định, thì thời gian đang đóng BHTN của người lao động nữ là thời gian liền kề trước thời điểm nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. trong thời gian nghỉ thai sản, doanh nghiệp cũng như người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc và Bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, thời gian nghỉ thai sản không được tính vào thời gian để hưởng BHTN mà chỉ tính vào thời gian hương BHXH mà thôi.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời gian thử việc, thời gian nghỉ thai sản hưởng chế độ BHXH được tính là thời gian làm việc thực tế.
Thời gian nghỉ thai sản có được tính bảo hiểm thất nghiệp không?
tại điểm a khoản 1 Mục II Nghị quyết 116, đối tượng được hưởng hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là:
– Người lao động đang đóng BHTN tại thời điểm ngày 30/9/2021.
– Người lao động đã dừng đóng BHTN do chấm dứt hợp đồng trong thời gian từ 01/01/2020 – 30/9/2021 có thời gian đóng BHTN được bảo lưu.
Trong khi đó, theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), lao động nữ sinh con được nghỉ việc trước và sau khi sinh con trong thời gian 06 tháng. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ người con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người lao động nữ này sẽ được nghỉ thêm 01 tháng.
Về việc đóng bảo hiểm của lao động nữ nghỉ thai sản, khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội nêu rõ:
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, theo khoản 6 Điều 42 Quyết định số 595/QĐ-BHXH, đây lại không phải thời gian được tính đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản cần điều kiện gì?
Theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 và Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Trường hợp lao động nữ chưa nghỉ hết thời gian nói trên mà muốn đi làm sớm phải đáp ứng đồng thời các điều kiện được quy định tại khoản 4 Điều 139 BLLĐ năm 2019 và Điều 40 Luật BHXH 2014 như sau:
– Đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
– Người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý.
– Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.
– Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.Như vậy, lao động nữ nghỉ thai sản chưa đủ 04 tháng thì sẽ không được đi làm sớm.
Làm trước thời gian nghỉ thai sản có phải đóng BHXH hay không?
Theo điểm 1.8 khoản 1 Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH, việc đóng BHXH trong thời gian nghỉ thai sản như sau:
Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN; phải đóng BHYT do cơ quan BHXH đóng.
Bên cạnh đó, điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định, thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, ngoại trừ trường hợp người lao động nghỉ việc trước khi sinh còn lại các trường hợp người lao động nghỉ thai sản khác đều được tính là thời gian tham gia BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
“Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.”
Nếu lao động nữ đi làm trước thời hạn nghỉ thai sản thì người sử dụng lao động (công ty) và người lao động đó phải đóng tiền BHXH và BHYT theo quy định.
Mời bạn xem thêm:
- Căn cước công dân do ai cấp theo quy định hiện nay
- Quy định chụp ảnh căn cước công dân mới nhất hiện nay
- Tra cứu Căn cước công dân gắn chíp làm xong chưa theo cách nào?
- Ý nghĩa của các chữ số trên Căn cước công dân gắn chíp
- Làm mất thẻ căn cước công dân gắn chip có sao không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Thời gian nghỉ thai sản có được tính bảo hiểm thất nghiệp không?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập cty, tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, tra số mã số thuế cá nhân, mã số thuế cá nhân của tôi, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đăng ký bảo hộ thương hiệu; đơn xác nhận độc thân mới nhất, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102. Hoặc liên hệ:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người lao động ký hợp đồng lao động không thời hạn
Người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn
Người lao động ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc để thực hiện một công việc nào đó có thời gian từ 3 đến 12 tháng
Đối tượng không phải tham gia:
Những người đang hưởng lương hưu
Người lao động giúp việc gia đình
Căn cứ Luật Việc làm và Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng BHTN bao gồm:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu do Bộ LĐTBXH quy định);
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: Hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV) đã hết hạn; Quyết định thôi việc hoặc Quyết định sa thải hoặc Quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV;…
– Sổ BHXH
– 2 ảnh 3 x 4
– CMTND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photto nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu