Hiện nay tình hình các vụ tai nạn giao thông diễn ra ngày một tăng nhanh. Các vụ việc tai nạn giao thông diễn ra với rất nhiều nguyên nhân khác nha, gây nên nhiều thiệt hại cả về sức khỏe, tính mạng con người lẫn thiệt hại về cơ sở vật chất. Vậy việc xử lý tai nạn giao thông được xử lý như thế nào?, ” thời hạn giải quyết tai nạn giao thông” là bao lâu?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Câu hỏi; Chào luật sư, hai hôm trước bác tôi có bị tai nạn giao thông, say=u khi xảy ra tai nạn thì đã có lực lượng chức năng đến hiện trường để vào cuộc điều tra, xác minh. Luật sư cho tôi hỏi là để giải quyết cong 1 vụ tai nạn giao thông thì cần thời gian là bao lâu ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Khái niệm về tai nạn giao thông?
Tai nạn giao thông là sự việc rủi ro, bất ngờ xảy ra khi phương tiện giao thông đang di chuyển trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ con người, đến tài sản và phương tiện.
Khi xảy ra tai nạn, phương tiện phải được giữ nguyên tại hiện trường, không ai được quyển xoá hoặc làm sai lệch các dấu vết; những người có mặt tại hiện trường phải khẩn truơng, kịp thời sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tại chỗ và chuyển người bị nạn đến cơ sở y tế nơi gần nhất; bảo vệ tài sản và phương tiện của nạn nhân và đối tượng gây tai nạn và báo ngay cho cơ quan công an hoặc cơ quan có trách nhiệm nơi gần nhất. Nếu nạn nhân bị thương nặng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng thì các phương tiện giao thông đang lưu hành gần nơi xảy ra tai nạn phải có trách nhiệm đưa nạn nhân đến bệnh viện để cấp cứu.
Người có liên quan trực tiếp phải có mặt tại nơi xảy ra tai nạn chờ người có trách nhiệm đến lập biên bản, giải quyết. Nghiêm cấm mọi hành vi gây nguy hại cho người và phương tiện gây ra tai nạn. Việc vi phạm an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng bị xử phạt theo Bộ luật hình sự năm 2015.
Hiện nay khái niệm tai nạn giao thông được quy định tại Nghị định số 97/2016/NĐ-CP, ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (sau đây viết tắt là Nghị định số 97).
Cụ thể: Tại tiểu mục 1901 mục 19 – Trật tự, an toàn xã hội và tư pháp, phần phụ lục của Nghị định số 97, quy định: “Tai nạn giao thông là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng (gọi là mạng lưới giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản.
Ngoài quy định Bộ Công An về tai nạn giao thông thì Bộ Y tế cũng xây dựng khái niệm tai nạn giao thông như sau: “Tai nạn giao thông là sự va chạm bất ngờ nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dụng hoặc ở địa bàn công cộng nhưng do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phanh, tránh, gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe”.
Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông
Nguyên nhân để dẫn đến tài nạn giao thông hiện nay có rất nhiều. Nhưng dù xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì đều mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và tài sản và tính mạng con người. Cụ thể có một số nguyên nhân phổ biến sau đây:
– Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng kém chất lượng, xuống cấp khiến giao thông khó khăn, nguy hiểm. Bố trí hệ thống biển báo giao thông không phù hợp. Tại các thành phố lớn, đặc biệt là thành phố lớn nhất cả nước thành phố Hồ Chí Minh, một những nơi có hệ thống giao thông xuống cấp trầm trọng. Nhiều tuyến đường với những “ổ gà” chằng chịt nhau, nhiều nơi xuất hiện hiện tượng nứt, thậm chí lún đất khiến cho người tham gia giao thông khi đi qua những nơi đó thường bị bất ngờ, tránh không kịp lại va vào những phương tiện lưu thông khác. Từ đó, gây ra những vụ tai nạn giao thông kinh hoàng.
– Chất lượng của các phương tiện tham gia giao thông không đạt tiêu chuẩn an toàn. Nhiều phương tiện tham gia giao thông với tình trạng chân thắng không đảm bảo hoặc đèn xe không đủ sáng, gương chiếu hậu không có. Chính những tình trạng trên dẫn đến việc nhiều cá nhân xử lý không kịp thời khi có sự cố bất ngờ xảy ra, hoặc chủ quan không quan sát gương chiếu hậu…
– Không có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng lái xe khi tham gia giao thông. Tình trạng người tham gia giao thông thiếu kiến thức về luật giao thông xảy ra rất nhiều. Chính vì không hiểu biêt pháp luật mà nhiều cá nhân đi vào làn đường cấm, đi vào những ngã rẻ cấm hoặc vượt cả đèn giao thông, vạch kẻ đường…Tình trạng người tham gia giao thông chưa có bằng lái xe hay mua bằng giả khi tham gia giao thông xảy ra khá nhiều.
– Ý thức chấp hành luật giao thông, ý thức tham gia giao thông của người dân chưa tốt, hay thậm chí là văn hóa giao thông. Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông thương tiếc xảy ra. Người tham gia giao thông quá chủ quan, tin rằng không xảy ra tai nạn nếu vượt đèn đỏ, hay đi vào làn đường xe khác, đi ngược chiều, vượt ẩu…
Ngoài ra cũng có nguyên nhân do ảnh hưởng của thời tiết, mưa bão, lũ lụt…
Thời hạn giải quyết tai nạn giao thông
Thời hạn giải quyết tai nạn giao thông sẽ được chia thành 2 trường hợp đó là có dấu hiệu tội phạm và không có dấu hiệu tội phạm.
Thời hạn giải quyết vụ tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, vụ tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì thời hạn điều tra, xác minh, giải quyết như sau:
– Nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông thì Cảnh sát giao thông phải tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết trong thời hạn 07 ngày; trường hợp vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh thêm thì có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông.
– Trường hợp phải thông qua giám định chuyên môn hoặc cần phải có thêm thời gian để xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
– Kết thúc thời hạn điều tra, xác minh thì lực lượng Cảnh sát giao thông phải ra Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 14/TNĐB ban hành theo Thông tư này và tiến hành xử lý pháp luật hành chính.
Thời hạn giải quyết tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm
Theo khoản 1 Điều 20 Thông tư 63/2020/TT-BCA, Quá trình thực hiện việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cán bộ được phân công điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông báo cáo Cục trưởng và cán bộ được phân công điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh báo cáo Trưởng phòng để Cục trưởng, Trưởng phòng ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn điều tra theo Điều 38 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 và Điều 40 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Như vậy, tùy thuộc vào dấu hiệu phạm tội mà thời hạn giải quyết vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “ Thời hạn giải quyết tai nạn giao thông” . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; tạm dừng công ty; Đăng ký hộ kinh doanh; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu; Thủ tục đăng ký bảo hộ logo; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Thành lập công ty hợp danh; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định của pháp luật về tội cướp tài sản mới nhất
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
- Biển báo cấm có biển phụ đi như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc báo cáo thủ trưởng trực tiếp bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trừ trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp.
Đối chiếu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Quyết định 18/2017/QĐ-BCA (C11):
– Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền;
– Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ được xử lý như sau:
+ Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện;
+ Các trường hợp khác việc tạm giữ phương tiện phải thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính
Chú ý: Khi tạm giữ và trả phương tiện phải có quyết định và biên bản theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tùy thuộc vào tính chất của vụ tai nạn giao thông, thời hạn tạm giữ của phương tiện có thể là 07 ngày và tối đa kéo dài không quá 60 ngày tính cả thời gian gia hạn để điều tra.
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Hiện tại thời hiệu khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm kể từ ngày sự việc diễn ra theo quy định tại Điều 588 Bộ luật dân sự năm 2015. Cần đảm bảo chưa hết thời hiệu nêu trên để yêu cầu bồi thường của quý khách được tòa án chấp nhận.
“Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”