Thu hồi đất theo quy định của pháp luật hiện hành

bởi Luật Sư X
Thu hồi đất theo quy định của pháp luật hiện hành

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Nhà nước được thu hồi đất của người dân trong một vài trường hợp nhất định. Vậy trường hợp nào thì Nhà nước được phép thu hồi đất ? Thẩm quyền thu hồi đất thuộc về ai? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ cho bạn lời giải đáp về vấn đề này.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Các trường hợp thu hồi đất

Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

Theo quy định tại Luật đất đai 2013 thì Nhà nước sẽ được thu hồi đất của người sử dụng đất trong 04 trường hợp sau đây:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng – an ninh
  • Thu hồi đất để phát triển kinh tế -xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
  • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Như vậy, ngoài 04 trường hợp trên, Nhà nước không có quyền thu hồi đất của người sử dụng đất vì bất cứ lý do gì.

2. Thẩm quyền thu hồi đất

Không phải cơ quan, tổ chức nào cũng có thẩm quyền thu hồi đất. Theo quy định của pháp luật thì thẩm quyền thu hồi đất thuộc về Ủy Ban Nhân Dân các cấp. Cụ thể được quy định tại điều 66 Luật đất đai 2013 như sau: 

Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất

1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn .

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Từ căn cứ trên có thể thấy cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất của người sử dụng đất chỉ có hai cơ quan là Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Tùy thuộc vào loại đất thu hồi khác nhau, thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất cũng khác nhau.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý một điểm: Nếu khu vực có đất bị thu hồi mà có cả đối tượng được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 66 Luật đất đai 2013 thì thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không tự mình ra quyết định thu hồi đất thì có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện.

Hy vọng bài viết mang lại thông tin bổ ích cho bạn.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm