Xin chào Luật sư, tôi quê ở Tây Ninh, mới đây Tây Ninh được công nhận nghề làm muối là di sản văn hóa phi vật thể. Vì thế tôi muốn mở kinh doanh lữ hành nội địa để giúp quê nhà phá triển và mở rộng thêm nghề làm muối. Vậy thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa năm 2023 như thế nào? Xin được giải đáp.
Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý
- Luật du lịch năm 2017
Kinh doanh lữ hành nội địa là gì?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 luật du lịch 2017 quy định: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch“. Mặt khác, về phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại khoản 1 Điều 30 quy định: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa“. Như vậy, có thể thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là việc xây dựng, tổ chức các tour du lịch cho khách hàng tại Việt Nam
Doanh nghiệp lữ hành là các đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập. Nó được thành lập và sinh lời bằng phương thức giao dịch; ký kết các hợp đồng du lịch hoặc tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho kinh doanh du lịch.
Tiền ký quỹ trong kinh doanh là số tiền Doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ ký quỹ khi có ý định thành lập đối với những ngành nghề pháp luật quy định về số tiền ký quỹ. Pháp luật quy định cụ thể về các trường hợp sử dụng tiền ký quỹ này trên thực tế.
Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa là một loại giấy tờ mà chỉ khi doanh nghiệp được cấp thì mới có thể thực hiện tổ chức tour du lịch trong nước phục vụ cho khách Việt Nam tại Việt Nam. Ngoài ra, công ty có vốn Việt Nam và công ty có vốn đầu tư nước ngoài đều có thể được cấp theo quy định của Luật du lịch 2017.
Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định như thế nào?
Theo Điều 30 Luật Du lịch 2017 quy định về phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa.
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Theo đó, có các hình thức kinh doanh dịch vụ lữ hành là lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế.
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (theo mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017);
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành do ngân hàng nơi doanh nghiệp thực hiện ký quỹ cấp.
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực văn bằng; chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành (Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành hoặc chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa). Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa năm 2023
Để thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, doanh nghiệp thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cấp phép
Doanh nghiệp chuẩn bị 02 bộ hồ sơ (trong đó 01 bộ lưu tại doanh nghiệp) theo danh mục chúng tôi hướng dẫn phía trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ cấp phép và nộp lệ phí
Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở. Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ thông qua các hình thức sau:
Mang hồ sơ đến nộp trực tiếp.
Gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
Nộp qua cổng dịch vụ công của tỉnh (hiện nay chỉ có một số địa phương có dịch vụ này nên cần tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện).
Mức lệ phí doanh nghiệp phải nộp để cấp giấy phép là 3.000.000 đồng/giấy phép
Bước 3: Cấp phép
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sau khi hoàn tất các quy trình trên, kết quả doanh nghiệp nhận được là giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (giấy phép lữ hành nội địa).
Muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cần có giấy phép, nếu không sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định. Cụ thể như thế nào Luật sư X xin trình bày sau đây.
Xử phạt khi kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa mà không có giấy phép
Vì ngành nghề kinh doanh dịch vụ lữ hành là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên bắt buộc phải xin cấp giấy phép con như đã hướng dẫn trên đồng thời phải đảm bảo điều kiện theo quy định trong suốt quá trình kinh doanh.
Căn cứ Nghị định 45/2019/NĐ-CP thì Quý doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giả để hoạt động kinh doanh;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Thêm vào đó, nếu doanh nghiệp cố tình kinh doanh mà không có giấy phép thì doanh nghiệp còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được khi kinh doanh mà không có giấy phép.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa năm 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như hợp đồng ủy quyền sử dụng đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa như sau:
“Điều 31. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
[…]”
Theo quy định tại Điều 31 Luật Du lịch 2017 về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành:
“1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
…
Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Chính phủ quy định chi tiết về việc ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa và nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.”
Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép;
Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho Sở Du lịch trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;
Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;
Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;
Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;
Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;
Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.