Chào luật sư, tôi năm nay hơn 60 tuổi. Ngày trước tôi có làm việc cho một xí nghiệp và có sổ bảo hiểm xã hội. Nhưng do chuyển nhà và đầu óc tôi lúc nhớ lúc quên không nhớ sổ bảo hiểm ở đâu, tôi đã tìm khắp nhà nhưng không thấy nên chắc là tôi đã làm mất sổ bảo hiểm xã hội. Luật sư cho tôi hỏi làm mất sổ bảo hiểm xã hội thì có xin cấp lại được không? Và Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất như thế nào? Mong luật sư tư vấn.
Chào bác, cảm ơn bác đã gửi câu hỏi về cho LSX. Mời bác tham khảo bài viết dưới đây của LSX để hiểu rõ hơn nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
BHXH là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ để giải quyết các chế độ cho người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của Pháp luật. Sổ bảo hiểm xã hội ghi đầy đủ thông tin về người tham gia bảo hiểm xã hội về họ tên, nơi ở, các thông tin về thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng bảo hiểm xã hội…
Bảo hiểm xã hội gồm những loại hình nào?
Căn cứ Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội gồm 02 loại: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó từng loại hình bảo hiểm được hiểu như sau:
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là hình thức bảo hiểm không mang tính chất bắt buộc người lao động tham gia. Người lao động có thể lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện phù hợp với tình hình tài chính của bản thân và gia đình. Bhxh sẽ dựa trên khoản mua bảo hiểm của bạn để đánh giá chế độ lương hưu khi hết tuổi lao động.
Ngoài ra, bạn sẽ được chi trả một phần tài chính khi chẳng may ốm đau, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, sinh con, tai nạn, mất khả năng lao động…
Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại bảo hiểm dành cho người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng theo đúng quy định của pháp luật. Thông thường khi làm hợp đồng lao động sẽ có điều khoản về quyền lợi bảo hiểm xã hội của người lao động. Người sử dụng lao động và người lao động cùng nhau chi trả cho khoản thanh toán về bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên người sử dụng lao động sẽ chi trả nhiều hơn.
Bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với người lao động khi ký kết, tham gia hợp đồng lao động trên 3 tháng và không được xác định thời hạn nghỉ trong hợp đồng.
Đúng như cái tên của từng loại hình, nếu thuộc các đối tượng mà luật quy định, người lao động và người sử dụng sẽ phải tham gia BHXH bắt buộc. Còn với BHXH tự nguyện, người lao động có thể chọn tham gia hoặc không tham gia.
Có được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi bị mất không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH
2. Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.”
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 và Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1.Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng
1.1. Thành phần hồ sơ: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
“Điều 29. Cấp sổ BHXH
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
Như vậy trường hợp bị mất sổ bảo hiểm xã hội có thể xin cấp lại.
Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất như thế nào?
Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
– Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.
Theo hướng dẫn tại Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, để được cấp lại sổ BHXH do bị mất, người lao động đến các cơ quan BHXH sau đây:
– Người đang đi làm: Đến cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp tham gia BHXH.
– Người tham gia BHXH tự nguyện: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu.
Thời gian cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất:
Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định về nợ bảo hiểm xã hội như thế nào?
- Doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lý ra sao?
- Pháp luật quy định rút bảo hiểm xã hội 1 lần online như thế nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất như thế nào? đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Khi bị mất sổ bảo hiểm thì người lao động không thể lãnh tiền được. Khi bị mất sổ bảo hiểm xã hội, người lao động cần xin cấp lại sổ sau đó mới tiến hành nhận bảo hiểm. Trường hợp mất sổ bảo hiểm xã hội người lao động có thể làm lại tại cơ quan BHXH hoặc làm hồ sơ xin cấp lại sổ BHXH online tại ứng dụng VssID hoặc tại Cổng dịch vụ công của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội”.
Đồng thời, căn cứ Khoản 3 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Điều 110. Giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần.
Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm bạn đủ điều kiện (sau 1 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội); và có yêu cầu là thời điểm sớm nhất để nộp hồ sơ. Trường hợp bạn bị mất sổ bảo hiểm xã hội chưa làm kịp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần nếu quá thời hạn này nếu bạn có yêu cầu và đáp ứng đủ điều kiện vẫn có thể nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần.