Thủ tục chia hợp tác xã như thế nào năm 2023

bởi Nguyen Duy
Thủ tục chia hợp tác xã

Chào luật sư, tôi và 6 người nữa có thành lập một hợp tác xã chuyên sản xuất, phân phối các sản phẩm về nông sản sạch như nông sản tươi, hạt giống sạch, các loại phân hữu cơ, mùn đất,… Quy mô hợp tác xã tuy không lớn nhưng có tình hình kinh doanh khá tốt và cho lợi nhuận đều trong các năm. Tuy nhiên, do hiện nay tôi và những người đồng sáng lập hợp tác xã có xảy ra tranh chấp về vấn đề phân chia lợi nhuận nên quyết định sẽ chia tách mô hình hợp tác xã này ra làm 2. Vậy thủ tục chia hợp tác xã năm 2023 ra sao? Xin được tư vấn.

Để giải đáp thắc mắc này mời bạn xem qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT

Hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã cần có giấy tờ gì?

Hiện nay, hợp tác xã là một trong những mô hình kinh doanh được ưa chuộng do thủ tục đăng ký đơn giản, yêu cầu về vốn thấp, dễ xoay vốn và tính lợi nhuận cao. Tuy nhiên, nếu muốn thành lập một hợp tác xã thì người có nhu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập theo quy định. Người có nhu cầu đăng ký thành lập hợp tác xã cần có các giấy tờ sau:

Điều 7 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT và Khoản 2 Điều 2 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT quy định về việc đăng ký thành lập hợp tác xã như sau:

“Điều 7. Đăng ký thành lập hợp tác xã

  1. Khi thành lập hợp tác xã, hợp tác xã gửi tới cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã, gồm:
    a) Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1;
    b) Điều lệ của hợp tác xã được xây dựng theo Điều 21 Luật Hợp tác xã;
    c) Phương án sản xuất kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2;
    d) Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3;
    đ) Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4;
    e) Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Hợp tác xã đã được biểu quyết thông qua.
  2. Nếu hợp tác xã đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã thì cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã cho hợp tác xã.
    Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, có quyền hoạt động theo nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký, hợp tác xã được khắc dấu và có quyền sử dụng con dấu của mình.
    Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký thì cơ quan đăng ký hợp tác xã thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho hợp tác xã biết.”
    Theo quy định trên, hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã bao gồm:
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã;
  • Điều lệ của hợp tác xã;
  • Phương án sản xuất kinh doanh;
  • Danh sách thành viên;
  • Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung như:
  • Phương án sản xuất, kinh doanh;
  • Bầu hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị; quyết định việc lựa chọn giám đốc (tổng giám đốc) trong số thành viên, đại diện hợp pháp của hợp tác xã thành viên hoặc thuê giám đốc (tổng giám đốc);
  • Bầu ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
  • Các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Trình tự thực hiện thủ tục chia hợp tác xã năm 2024

Hợp tác xã dù có nhiều ưu điểm khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, tuy nhiên cũng không thiếu các trường hợp các hợp tác xã phải giải thể hoặc phổ biến hơn là chia tách. Hiện nay để chia hợp tác xã cần phải làm thủ tục theo quy định tại cơ quan có thẩm quyền để xem xét việc chia hợp tác xã một cách hợp pháp. Trình tự thực hiện thủ tục chia hợp tác xã năm 2024 được thực hiện như sau:

Bước 1: Hội đồng quản trị của Hợp tác xã dự kiến chia xây dựng Phương án chia trình Đại hội thành viên quyết định. Sau khi Đại hội thành viên quyết định chia, Hội đồng quản trị thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với Hợp tác xã về quyết định chia Hợp tác xã và giải quyết các vấn đề liên quan trước khi tiến hành thủ tục thành lập Hợp tác xã mới. Hợp tác xã mới nộp 01 bộ hồ sơ theo qui định tại bộ phận một cửa của UBND Huyện, Thành phố nơi Hợp tác xã đặt trụ sở chính.

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận yêu cầu người đến làm thủ tục nộp bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp được ủy quyền thì phải có giấy tờ sau: Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập Hợp tác xã, Hợp tác xã và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Nếu hồ sơ hợp lệ, bộ phận tiếp nhận sẽ trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, bộ phận tiếp nhận thông báo nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho Hợp tác xã.

Bước 4: Hợp tác xã nhận Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã trực tiếp tại bộ phận thường trực tiếp nhận và trả kết quả của UBND Huyện. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận một cửa UBND Huyện. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Giấy đề nghị đăng ký thành lập Hợp tác xã;

Điều lệ Hợp tác xã;

Phương án sản xuất kinh doanh;

Danh sách thành viên Hợp tác xã ;

Danh sách Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát;

Nghị quyết của Đại hội thành viên về việc chia Hợp tác xã;

Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo qui định của pháp luật chuyên ngành. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, Tổ chức Cơ quan thực hiện: Phòng Tài chính Kế hoạch – UBND Huyện, thành phố Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã Lệ phí: 100.000 đồng/ HTX mới được chia

Yêu cầu cần phải thực hiện khi đăng ký thành lập hợp tác xã

Thủ tục chia hợp tác xã

Hợp tác xã tuy là tổ chức kinh tế được lựa chọn phổ biến hiện nay vì nhiều ưu điểm đặc trưng của mô hình này, tuy nhiên để phát triển bền vững và tránh các trường hợp các hợp tác xã phải liên tục giải thể do không kinh doanh được hoặc không duy trì được kinh doanh thì nhà nước cũng quy định ra những yêu cầu cần phải thực hiện khi đăng ký thành lập hợp tác xã. Trong đó bảo gồm:

Đối tượng được đăng ký hợp tác xã, liên hiệp HTX
Theo quy định tại điều 13 Luật HTX 2012 thì xã viên hợp tác xã có thể là cá nhân, hộ gia đình hoặc pháp nhân. Điều kiện cụ thể đối với từng chủ thể để trở thành xã viên hợp tác xã như sau:

a/ Đối với cá nhân:

Theo quy định tại khoản 1 điều 13 Luật HTX 2012, cá nhân muốn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Có đơn xin gia nhập hơp tác xã; tán thành Điều lệ, Nội quy, Quy chế của hợp tác xã;

Góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã: vốn góp của thành viên được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy đinh của điều lệ nhưng không được vượt quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã; góp sức dưới các hình thức trực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn cung cấp kiến thức, kinh doanh và khoa học kỹ thuật cho hợp tác xã tuỳ thuộc vào nhu cầu của hợp tác xã;

Cá nhân không có đủ các điều kiện nói trên, cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cá nhân đang phải chấp hành hình phạt tù, cá nhân bị Tòa án tước quyền hành nghề do phạm các tội theo quy định của pháp luật và cá nhân đang trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh không được là xã viên hợp tác xã.

So sánh quy định tại điểm a Khoản 1 điều 13 Luật HTX 2012 với khoản 1 điều 17 Luật HTX 2003 ta thấy thành viên hợp tác xã được mở rộng đối tượng là người nước ngoài. Theo đó, “người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” được tham gia hợp tác xã. Quy định này tạo điều kiện cho cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thể tham gia hợp tác xã nếu có nhu cầu góp vốn, góp sức, đồng thời tọa thêm khả năng phát triển hơn của hợp tác xã khi mở rộng giao lưu với người nước ngoài.

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Luật hợp tác xã, cá nhân là người nước ngoài tham gia vào hợp tác xã ở Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại điều 4 Nghị định 193/2013/NĐ-CP như sau:

“…1. Đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

  1. Trường hợp tham gia hợp tác xã tạo việc làm thì phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với lao động là người nước ngoài.
  2. Đối với hợp tác xã có ngành nghề kinh doanh hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn của người nước ngoài thì việc tham gia của người nước ngoài vào hợp tác xã phải tuân thủ các quy định của pháp luật đầu tư liên quan tới ngành nghề đó.
  3. Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định”.
  • Đối với cá nhân là cán bộ, công chức:

Cán bộ, công chức muốn trở thành xã viên hợp tác xã thì điểu kiện trở thành thành viên hợp tác xã được quy định chặt chẽ hơn.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng và điều 20 Luật cán bộ, công chức, thì cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành hợp tác xã. Theo đó, cán bộ, công chức chỉ được phép góp vốn vào hợp tác xã với tư cách người lao động trong hợp tác xã.

b. Đối với hộ gia đình:

Theo quy định tại khoản 1 điều 13 Luật HTX 2012, hộ gia đình muốn trở thành xã viên hợp tác xã trừ hợp tác xã tạo việc làm phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Là hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo pháp luật.

Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dich vụ của hợp tác xã;

Có đơn xin gia nhập và tán thành với điều lệ hơp tác xã;

Góp vốn theo quy định của Điều lệ HTX; góp sức dưới các hình thức trực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn cung cấp kiến thức, kinh doanh và khoa học kỹ thuật cho hợp tác xã tuỳ thuộc vào nhu cầu của hợp tác xã;

Hộ gia đình không có đủ các điều kiện trên không được là xã viên hợp tác xã.

Việc hô gia đình có thể trở thành thành viên hợp tác xã là sự ghi nhân vai trò kinh tế hộ gia đình, hình thức sản xuất vừa và nhỏ phù hợp với tập quán làm ăn trong nông – lâm – ngư nghiệp và các ngành nghề khác ở nước ta.

c. Đối với pháp nhân:

Điều 3 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật HTX quy định:

“Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam

  1. Pháp nhân Việt Nam theo quy định của Bộ luật dân sự có nhu cầu hợp tác với các thành viên khác và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
  2. Pháp nhân Việt Nam khi tham gia HTX phải có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của HTX. Người ký đơn phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó.
  3. Người đại diện của pháp nhân tại hợp tác xã là người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) của pháp nhân đó.
  4. Góp vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã.
  5. Các điều kiện khác do điều lệ hơp tác xã quy định”.

Như vậy, pháp nhân muốn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầu trên sẽ được trở thành thành viên hợp tác xã. Pháp nhân không có đủ các điều kiện trên không được là xã viên hợp tác xã.

d/ Đối với hợp tác xã trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã:

Theo quy định tại khoản 2 điều 13 Luật HTX 2012 thì hợp tác xã muốn trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hơp tác xã;

Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;

Góp vốn theo quy định của pháp luật và điều lệ hợp tác xã: Vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.

Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục chia hợp tác xã”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như mục đích sử dụng đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Quy định về trụ sở hợp tác xã?

Trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là địa điểm giao dịch của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên đường, phố, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Trường hợp giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã?

Khoản 2, Điều 54, Luật hợp tác xã 2014 quy định: Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quyết định giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục;
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong 12 tháng liên tục;
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không tổ chức được đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục mà không có lý do;

Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp khi nào?

Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp HTX cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Ngành nghề kinh doanh không nằm trong danh sách 7 ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh (xem chi tiết tại đây);
Tên được đặt theo quy định;
Hồ sơ thành lập hợp tác xã, liên hiệp HTX theo quy định;
Đặt trụ sở chính theo quy định của Luật Hợp tác xã.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm