Thủ tục cho mượn đất theo quy định

bởi TranThiThuTrang
Thủ tục cho mượn đất theo quy định

Luật đất đai 2013 quy định rằng người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho; thế chấp và góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013. Dựa theo quy định này; thì pháp luật không liệt kê cho người sử dụng đất có quyền “cho mượn” quyền sử dụng đất; nhưng trong thực tế lại xảy ra rất nhiều trường hợp người sử dụng đất cho mượn quyền sử dụng đất. Vậy thủ tục cho mượn đất ra sao? Cần lưu ý gì khi thực hiện cho mượn đất? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết: Thủ tục cho mượn đất theo quy định.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Có được cho mượn đất theo quy định?

Điều 167 Luật đất đai cho phép người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. Tuy nhiên lại không nhắc đến quyền cho mượn đất.

Bởi vì không có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định về việc cấm thực hiện giao dịch cho mượn quyền sử dụng đất; cho nên chúng ta được làm những gì mà pháp luật không cấm bởi quyền sử dụng đất là một loại tài sản; điều đó đồng nghĩa với việc “cho mượn đất” trên thực tế là điều hết sức bình thường và không vi phạm pháp luật. 

Thủ tục cho mượn đất theo quy định

Hợp đồng cho mượn đất được hiểu như thế nào?

Theo pháp luật đất đai hiện hành thì không có quy định về việc cho mượn quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản của người được nhà nước giao cho. Theo đó, họ có quyền sử dụng, định đoạt tài sản này trong phạm vi pháp luật cho phép. Việc cho mượn đất có thể hiểu là người sử dụng đất đang thực hiện quyền đối với tài sản của mình và phải tuân theo các quy định về hợp đồng mượn tài sản.

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Đối tượng của hợp đồng cho mượn đất

Trong pháp luật dân sự có quy định về đối tượng của hợp đồng mượn tài sản; cụ thể: “ Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản”. Dựa vào quy định này; ta thấy rằng đối tượng của hợp đồng mượn có thể là bất kì tài sản nào không tiêu hao; quyền sử dụng đất đáp ứng được điều kiện này.

Cho nên; quyền sử dụng đất hoàn toàn có thể là đối tượng của hợp đồng mượn. Do đó; giao dịch cho mượn quyền sử dụng đất là hợp lí và hoàn toàn không trái pháp luật.

Đối tượng của hợp đồng cho mượn đất là mảnh đất, quyền sử dụng đất; và tất cả các tài sản trên cái mảnh đất đó. Hết thời hạn, bên mượn phải trả lại chính tài sản đã mượn cho bên cho mượn; nên đối tượng của hợp đồng này không thể là vật tiêu hao; vì vật tiêu hao là vật sau khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Có thể bạn quan tâm:

Thủ tục cho mượn đất được tiến hành như thế nào?

Bước 1: xác định quyền của người sử dụng đất

Việc đầu tiên trước khi thực hiện cho mượn đất đó chính là xác định mình có những quyền gì đối với mảnh đất; các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của chủ thể.

Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 1 trong các điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất; mà không có quy định về việc cho mượn đất.

Chính vì vậy; căn cứ theo quy định trên thì việc cho mượn đất sẽ không bắt buộc mảnh đất đó phải được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

Tuy nhiên; sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) sẽ là căn cứ hợp pháp để pháp luật công nhận quyền sở hữu đối với mảnh đất của bạn nếu như bạn cho mượn đất của bạn cho người khác trong một thời gian dài trong khi đất của bạn chưa có sổ đỏ; thì việc đòi lại đất của bạn  sau này sẽ có thể sẽ gặp khó khăn. Vì nếu như mảnh đất của bạn mà sử dụng hợp pháp trong khoảng thời gian dài; thì bên đi mượn đất sẽ có thể căn cứ vào yếu tố này để có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên họ (vì họ là người trực tiếp sử dụng đất do bạn đã cho người đó mượn đất). 

Để có thể chắc chắn hơn; thì lúc cho mượn đất bạn nên tiến hành làm hợp đồng cho mượn quyền sử dụng đất và ký tên đầy đủ.

Thủ tục cho mượn đất theo quy định

Bước 2: soạn thảo hợp đồng cho mượn đất

Bước tiếp theo trong thủ tục cho mượn đất chính là soạn thảo hợp đồng cho mượn đất. Hợp đồng cho mượn đất là bản thỏa thuận về việc cho mượn đất. Nội dung hợp đồng nêu rõ về quyền, trách nhiệm; nghĩa vụ của bên mượn và bên cho mượn. Thời hạn hợp đồng sẽ do hai bên tự thỏa thuận.

Nội dung cơ bản khi soạn thảo hợp đồng cho mượn đất cần chú ý:

  • Thông tin cá nhân của bên mượn và bên cho mượn (họ tên; địa chỉ;…);
  • Thông tin về tài sản cho mượn: diện tích mảnh đất cho mượn; số thửa; địa chỉ;…
  • Mục đích của việc mượn quyền sử dụng đất: trồng trọt; chăn nuôi;…
  • Ghi rõ thời hạn mượn là bao lâu; hoặc thời hạn chấm dứt khi đã đạt được mục đích sau khi mượn đất;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên mượn và bên cho mượn;
  • Các nội dung khác các bên có quyền tự thỏa thuận.

Bước 3: công chứng, chứng thực hợp đồng cho mượn đất

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014; ta có thể hiểu bản chất của hoạt động công chứng chính là để xác nhận tính xác thực; hợp pháp của văn bản, hợp đồng. Tuy nhiên; việc cho mượn quyền sử dụng đất vẫn chưa được Luật đất đai quy định nên các công chứng viên không có căn cứ pháp lý rõ ràng để thực hiện công chứng nội dung hợp đồng cho mượn quyền sử dụng đất; và sẽ có nhiều trường hợp hợp đồng này sẽ không được công chứng và vô hiệu về mặt hình thức.

Song khi có tranh chấp xảy ra tòa án không tuyên vô hiệu hợp đồng này; mà dẫn sang việc tranh chấp đòi lại tài sản của bên đã cho mượn quyền sử dụng đất; bên cho mượn quyền sử dụng đất có nghĩa vụ chứng minh quyền sử dụng đất trên là tài sản của mình.

Chứng thực hợp đồng; giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định chứng nhận; xác nhận sự thực về thời gian; địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện; chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Theo quan điểm của Luật sư X; khi thực hiện thủ tục cho mượn đất bạn nên thực hiện soạn thảo và chứng thực hợp đồng theo quy định để đảm bảo quyền lợi của mình.

Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng cho thuê đất của Luật sư X

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc làm thủ tục cho mượn đất; đặc biệt là vấn đề soạn thảo hợp đồng cho mượn đất. Hãy sử dụng dịch vụ tư vấn; soạn thảo hợp đồng cho mượn đất của Luật sư X. Luật sư X chuyên tư vấn, soạn thảo hợp đồng; và tiến hành các thủ tục liên quan đến nhà đất theo quy định của pháp luật một cách nhanh nhất và chính xác nhất.

Khi sử dụng Dịch vụ tư vấn; soạn thảo hợp đồng cho mượn đất của Luật sư X. Chúng tôi sẽ thực hiện:

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng mượn đất;
  • Tư vấn nội dung, hình thức hợp đồng mượn đất;
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng tặng cho tài sản;
  • Rà soát, đại diện khách hàng soạn thảo hợp đồng mượn đất;
  • Tư vấn điều kiện để được mượn đất
  • Tư vấn thời hiệu có hiệu lực của hợp đồng mượn đất
  • Tư vấn, tham gia giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mượn đất
  • Đại diện quyền lợi của khách hàng khi phát sinh tranh chấp;
  • Tư vấn các quy định pháp luật chuyên ngành liên quan đến hợp đồng mượn tài sản.

Tại sao nên chọn sử dụng dịch vụ của Luật sư X?

Đến dịch vụ của Luật sư X bạn sẽ được phục vụ những tiện ích như:

Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Soạn thảo hợp đồng cho mượn đất là 1 bước vô cùng quan trọng. Nếu không hiểu rõ sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc, thậm chí có nguy cơ bị lừa đảo. Chính vì vậy mà khi sử dụng dịch vụ của Luật sư X; quý khách hàng sẽ được tư vấn tận tình, soạn thảo hợp đồng chuẩn; tránh được nhiều rủi ro pháp lý.

Đúng thời hạn: Với phương châm “Đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chũng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư X có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Với giá cả hợp lý, chúng tôi mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.

Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mật 100%.

Dịch vụ tư vấn, giải quyết tranh chấp về đất đai, nhà ở, bất động sản khác của Luật sư X

Ngoài các dịch vụ tư vấn soạn thảo các hợp đồng liên quan đến lĩnh vực đất đai; Luật sư X còn cung cấp các dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về đất đai; nhà ở; bất động sản khác. Cụ thể chúng tôi thực hiện tư vấn giải quyết các tranh chấp như sau:

  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, bất động sản khác;
  • Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở, bất động sản khác;
  • Tranh chấp về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất, nhà ở và bất động sản khác;
  • Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất, nhà ở, bất động sản khác như: Chuyển nhượng, tặng cho, chuyển đổi, thừa kế, cho thuê, góp vốn…);
  • Tranh chấp liên quan đến việc áp dụng, thu phí, lệ phí, thu tiền sử dụng đất.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Thủ tục cho mượn đất theo quy định”. Nếu quý khách có nhu cầu pháp lý liên quan mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Tại sao phải soạn thảo hợp đồng cho mượn đất?

Thứ nhất; đây là 1 loại văn bản; giấy tờ cần có.
Thứ hai; tầm quan trọng xuất phát từ thực tiễn:
– Hiện nay hoạt động mượn đất rất phức tạp; nhu cầu thuê đất lại ngày càng nâng cao. Nếu không phải người có chuyên môn thì rất dễ bị lợi dụng; và dễ bị xâm phạm về quyền và lợi ích khi ký kết hợp mượn thuê đất.
– Trước khi ký hợp đồng nên tham khảo kĩ các thông tin trên báo, đài, internet,…, qua đó cảnh giác với những mánh khóe lừa đảo của những kẻ xấu lợi dụng và phải cẩn thận trong khâu soạn thảo hợp đồng cho mượn đất. Và nếu không chắc chắn hãy liên hệ với luật sư X để được hỗ trợ một cách nhanh và chính xác nhất.

Để đòi lại tài sản cho mượn làm như thế nào?

Thứ nhất; phương pháp tự bảo vệ: bạn yêu cầu bên mượn tài sản trả lại tài sản đã mượn (thường thì sử dụng lời nói để đòi). Phương pháp này nếu không có thiện chí từ bên mượn tài sản thì khó có thể thực hiện được;
Thứ hai; khởi kiện dân sự: bạn làm đơn khởi kiện đòi tài sản gửi TAND nơi người mượn tài sản đang cư trú hoặc làm việc. Phương pháp này có tính khả thi cao hơn bởi có sự can thiệp của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên; phương pháp này lại tốn kém về thời gian và công sức;
Thứ ba; yêu cầu khởi tố hình sự: nếu vụ việc có yếu tố hình sự; cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174 Bộ luật hình sự hoặc Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo điều 175 Bộ luật hình sự 2015; thì Cơ quan công an xem xét, điều tra, xác minh, khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm