Mất năng lực hành vi dân sự là gì?

bởi Luật Sư X
Mất năng lực hành vi dân sự là gì?

Trong cuộc sống thường nhật, các giao dịch dân sự như tặng cho, mua bán, thế chấp, cho thuê,… diễn ra một cách đa dạng và sôi nổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có quyền tham gia vào giao dịch đó. Một trong số đó là người mất năng lực hành vi dân sự. Vậy, mất năng lực hành vi dân sự là gì? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Khái niệm năng lực hành vi dân sự.

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về năng lực hành vi dân sự như sau:

Điều 19: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Theo đó, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng cá nhân đó xác lập và thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự dựa vào khả năng của mình.  Pháp luật dân sự công nhận mọi cá nhân có năng lực pháp luật dân sự bình đẳng như nhau từ khi sinh ra cho đến khi chết đi. Tuy nhiên, năng lực hành vi dân sự của cá nhân lại chỉ có khi đã đến một độ tuổi nhất định và có trí tuệ phát triển bình thường. Khi cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về những hành vi của chính mình thì phải hiểu và làm chủ được hành vi của chính cá nhân đó, bởi vì mỗi lứa tuổi khác nhau, tình trạng tâm sinh lí khác nhau, mỗi cá nhân sẽ có khả năng nhận thức khắc nhau.Năng lực hành vi kết hợp với năng lực pháp luật tạo thành tư cách chủ thể, đảm bảo cho cá nhân có đủ tư cách để đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia kí kết các hợp đồng lao động

Ví dụ: Người 16 tuổi có khả năng thực hiện các giao dịch mua bán điện thoại, máy tính, laptop,… Nhưng không được thực hiện các giao dịch mua bán nhà ở, đất đai.

Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới được tham gia vào quan hệ pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân

Trừ trường hợp một người không có đủ năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người đó bị khó khăn về nhận thức mà không điều khiển được các hành vi của mình gây ra thì pháp luật dân sự đã quy định mọi người khi đủ 18 tuổi trở lên đều là những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm với các hành vi do mình xác lập thực hiện.

2. Mất năng lực hành vi dân sự.

Bộ luật dân sự 2015 quy định về mất năng lực hành vi dân sự như sau: 

Điều 22: Mất năng lực hành vi dân sự.

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Như vậy, mất năng lực hành vi dân sự là trường hợp một cá nhân đã từng có khả năng để xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, tuy nhiên, do những lí do khác nhau mà năng lực hành vi không còn nữa. Những lí do đó đã được pháp luật chỉ định cụ thể là “bị bệnh tâm thần” và “mắc bệnh khác’, dẫn tới hậu quả là khiến cho cá nhân đó không thể nhận thức làm chủ được hành vi của mình.

Mất năng lực hành vi dân sự không phải là một mức độ của năng lực hành vi  mà là một tình trạng  năng lực hành vi dân sự  của cá nhân trong một khoảng thờ gian nhất định, khi cá nhân bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và làm chủ hành vi. Do đó, những người rơi vào tình trạng này không thể tự mình xác lập, thực hiện bất kỳ giao dịch dân sự nào. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. 

Ví dụ: A 18 tuổi, bị mắc bệnh tâm thần vì di chứng sau tai nạn giao thông, thường xuyên có những hành vi bất thường nguy hiểm như không chú ý vệ sinh cá nhân, bỏ ăn, đập phá đồ đạc; vô cớ tấn công người khác, có ý định và hành vi tự sát, đánh đập, cào xé người khác, cầm những vật sắc nhọn, nguy hiểm đi ra đường gây sợ hãi cho bà con lối xóm xung quanh. Nhận thấy vậy, bố mẹ của A là bà Nguyễn Thị  B và ông Trần Văn C  đã yêu cầu tòa án ra quyết định tuyên bố A mất năng lực hành vi dân sự. Sau khi có kết luận giám định pháp y tâm  thần, cho thấy A thực sự mắc bệnh tâm thần, tòa án ra quyết định tuyên bố A mất năng lực hành vi dân sự. 

Khi đó, mọi giao dich dân sự của A như mua bán đồ dùng cá nhân sinh hoạt hằng ngày, mua bán thuốc thang điều trị bệnh, tiền viện phí,… đều dó người đại diện theo pháp luật của A là bà B và ông C thực hiện. 

Tuy nhiên, 2 năm sau, khi A 20 tuổi, A giảm dần rồi kết thúc hẳn những biểu hiện, hành vi bất thường gây nguy hiểm cho người khác. Gia định đưa A đi tái khám thì nhận được kết quả là A đã khỏi hoàn toàn chứng bệnh tâm thần do được chạy chữa tích cực, thường xuyên và áp dụng đều đặn việc  sử dụng thuốc, chia sẻ tâm lý và lao động, tái thích ứng xã hội. Khi đó, theo yêu cầu của chính A hoặc của bố mẹ A, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm