Trong công tác quản lý thủ tục hành chính để đảm bảo giấy tờ được dịch chính xác cũng như mang tính xác thực, thì Nhà nước thi hành các chính sách đối với người dịch và chứng thực chữ ký người dịch. Bài viết dưới đây của Luật sư X nhằm giúp quý đọc giả hiểu rõ quy định pháp luật về chứng thực chữ ký người dịch nói chung và hướng dẫn thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký của người dịch theo luật định nói riêng. Hy vọng bài viết hữu ích với quý đọc giả!
Căn cứ pháp lý
Thế nào là chứng thực chữ ký?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì chứng thực chữ ký được định nghĩa như sau:
“3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.”
Trách nhiệm của người dịch và người thực hiện chứng thực chữ ký người dịch
Trách nhiệm của người dịch và người thực hiện chứng thực chữ ký người dịch theo Điều 30 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
– Người dịch phải chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước cơ quan thực hiện chứng thực về tính chính xác của nội dung bản dịch; không được dịch những giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 32 Nghị định 23/2015/NĐ-CP để yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch.
– Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người dịch trong bản dịch.
Thủ tục chứng thực chữ ký của người dịch theo luật định
Thủ tục chứng thực chữ ký người dịch được quy định tại tiểu mục 1 Mục II Quyết định 1329/QĐ-BTP năm 2020 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp như sau:
– Trình tự thực hiện:
+ Người yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch phải xuất trình các giấy tờ phục vụ việc chứng thực chữ ký người dịch.
+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ do người yêu cầu chứng thực xuất trình, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định và giấy tờ, văn bản được dịch không thuộc các trường hợp giấy tờ, văn bản không được dịch để chứng thực chữ ký người dịch thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
* Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký người dịch theo mẫu quy định;
* Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với bản dịch giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
+ Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
– Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan đại diện.
– Thành phần hồ sơ:
* Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
* Bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực bằng cử nhân (đại học) ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch; trừ trường hợp dịch những ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học nhưng thông thạo ngôn ngữ cần dịch.
* Bản dịch đính kèm giấy tờ, văn bản cần dịch.
– Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực: Trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo hoặc kéo dài thời gian giải quyết theo thỏa thuận thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đại diện
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy tờ, văn bản được chứng thực chữ ký người dịch
– Phí: 10 USD/bản
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Giấy tờ, văn bản không được dịch để chứng thực chữ ký người dịch:
+ Giấy tờ, văn bản đã bị tẩy xóa, sửa chữa; thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
+ Giấy tờ, văn bản bị hư hỏng, cũ nát không xác định được nội dung.
+ Giấy tờ, văn bản đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được dịch.
+ Giấy tờ, văn bản có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP .
+ Giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP , trừ hộ chiếu, thẻ căn cước, thẻ thường trú, thẻ cư trứ, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và bảng điểm kèm theo bằng tốt nghiệp, chứng chỉ.
Như vậy, việc chứng thực chữ ký người dịch được thực hiện theo trình tự như trên. Mức phí là 10USD/bản.
Thủ tục chứng thực chữ ký của người dịch theo luật định
Trường hợp không được dịch để chứng thực chữ ký người dịch
Căn cứ tại Điều 32 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định những loại giấy tờ, văn bản sau không được dịch để chứng thực chữ ký người dịch bao gồm:
Giấy tờ, văn bản không được dịch để chứng thực chữ ký người dịch
1. Giấy tờ, văn bản đã bị tẩy xóa, sửa chữa; thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
2. Giấy tờ, văn bản bị hư hỏng, cũ nát không xác định được nội dung.
3. Giấy tờ, văn bản đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được dịch.
4. Giấy tờ, văn bản có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
5. Giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Hình thức công khai thủ tục hành chính theo quy định hiện hành
- Xử phạt hành vi gây rối trật tự công cộng năm 2023 như thế nào?
- Điều kiện cải chính thông tin trên giấy khai sinh theo quy định
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục chứng thực chữ ký của người dịch theo luật định” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Xác nhận tình trạng hôn nhân, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 2 Điều 14 Thông tư 01/2020/TT-BTP quy định có 4 trường hợp được chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền đó là:
– Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;
– Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;
– Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;
– Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.
Và theo khoản 3 Điều này thì đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp trên thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy theo quy định trên Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền chứng thực chữ ký người dịch.