Xin chào luật sư. Do không thuận tiện nên tôi chưa làm thủ tục nhập khẩu cho vợ mình về chỗ tôi ở nên trước đây con của tôi đã đăng ký hộ khẩu thường trú cùng với mẹ của cháu tại nơi trước đây mẹ cháu sinh sống khi còn chưa kết hôn với tôi. Bây giờ tôi muốn chuyển hộ khẩu cho con của tôi theo bố của cháu thì thủ tục thực hiện như thế nào? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Đăng ký thường trú là một trong các công việc mà công dân phải thực hiện. Khi sinh sống lâu dài tại một khu vực và có đủ điều kiện thì công dân phải tiến hành đăng ký thường trú. Trên thực tế nhiều trường hợp do không có điều kiện nên người cha chưa tiến hành việc chuyển khẩu cho con theo nơi ở của mình nên con thường đăng ký cư trú theo mẹ khi chưa nhập khẩu về nhà chồng. Vậy khi nào con được nhập khẩu theo cha? Thủ tục nhập khẩu con theo bố thực hiện như thế nào? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Thủ tục chuyển khẩu cho con theo bố“. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.
Căn cứ pháp lý
Chuyển hộ khẩu là gì?
Chuyển hộ khẩu là việc một người đang có tên trong hộ khẩu này, làm thủ tục xóa tên để chuyển sang một hộ khẩu khác. Việc này thường xảy ra khi chuyển nơi thường trú.
Trong đó nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.
Từ ngày 1/7/2021, khi Luật Cư trú mới có hiệu lực, thủ tục chuyển hộ khẩu đã bị bãi bỏ. Người dân khi chuyển đi nơi khác không cần thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu mà trực tiếp đăng ký thường trú tại nơi ở mới.
Tuy nhiên, hiện nay, khái niệm chuyển hộ khẩu cũng thường được dùng nếu một người chuyển nơi thường trú từ nơi này đến nơi khác.
Ví dụ: Một người có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hưng Yên tuy nhiên hiện nay đã chuyển đến Hà Nội mua nhà và sinh sống ở đó, do đó người nay sẽ chuyển hộ khẩu đến Hà Nội.
Theo đó ta có thể hiểu việc chuyển khẩu cho con theo bố là việc chuyển nơi thường trú của con từ nơi cũ (có thể nơi thường trú theo mẹ, hoặc ông bà ngoại, ông bà nội,… khác nơi thường trú của người bố) sang nơi thường trú mới của người bố.
Dưới đây ta sẽ đề cập đến việc chuyển hộ khẩu cho con theo bố chính là việc nhập hộ khẩu của người con vào người bố.
Khi nào được chuyển hộ khẩu cho con?
Theo Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên như sau:
“1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
Theo quy định trên thì nơi cư trú của con thông thường sẽ là nơi cứ trú của cha hoặc mẹ.
Bên cạnh đó theo điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định:
Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp:
- Vợ về ở với chồng;
- Chồng về ở với vợ;
- Con về ở với cha, mẹ;
- Cha, mẹ về ở với con.
Như vậy, nếu con hiện nay đang có đăng ký thường trú ở nơi khác với cha hoặc mẹ thì được phép nhập hộ khẩu cho con vào cùng nơi đăng ký thường trú với cha hoặc mẹ.
Trong trường hợp cha, mẹ không phải là chủ hộ, chủ sở hữu hợp pháp của nơi ở đó thì việc nhập hộ khẩu cho con phải được sự đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu hợp pháp của nơi ở đó.
Việc chuyển hộ khẩu cho con theo bố có thể được thực hiện khi cha mẹ có nơi thường trú khác nhau và họ vẫn trong quan hệ hôn nhân (mẹ chưa chuyển khẩu theo người bố) hoặc cha mẹ đã ly hôn, con được bố nuôi dưỡng.
Thủ tục chuyển khẩu cho con theo bố
Bố có thể làm thủ tục chuyển khẩu cho con theo mình theo thủ tục dưới đây:
Hồ sơ chuyển hộ khẩu cho con
Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Cư trú 2020, hồ sơ chuyển hộ khẩu cho con theo bố gồm:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.
Trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Trình tự, thủ tục chuyển hộ khẩu cho con theo bố
Theo Điều 22 Luật Cư trú 2020, cha hoặc mẹ thực hiện việc nhập hộ khẩu cho con thực hiện theo trình tự sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cha hoặc mẹ nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, trong trường hợp đồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký;
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú.
Thời hạn giải quyết là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nhập khẩu cho con online như thế nào?
Thủ tục đăng ký nhập hộ khẩu online như sau:
Bước 1: Truy cập website Cổng dịch vụ công quản lý cư trú (https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/)
Bước 2: Đăng ký hoặc Đăng nhập vào tài khoản dịch vụ công.
Bước 3: Chọn mục “Đăng ký thường trú” tại trang chủ.
Bước 4: Nhập thông tin, nội dung.
Lưu ý:
– Đối với thông báo tình trạng hồ sơ có thể nhận thông báo tình trạng hồ sơ qua 02 cách:
- Nhận qua cổng thông tin;
- Nhận qua Email.
– Đối với kết quả giải quyết có thể nhận thông qua 03 cách sau:
- Nhận trực tiếp;
- Qua Email;
- Nhận qua cổng thông tin.
Bước 5: Xác nhận trách nhiệm trước pháp luật và ghi hồ sơ.
Bước 6: Kiểm tra lại hồ sơ
Con có thể đăng ký hộ khẩu thường trú khác cha mẹ của mình không?
Theo Điều 12 Luật cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên như sau:
“1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác, với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.”
Theo đó con chưa thành niên hoàn toàn có thể có nơi cưu trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ. Nơi cư trú bao gồm nơi thường trú và nơi tạm trú. Vì vậy con chưa thành niên haonf toàn có thể đăng ký hộ khẩu thường trú khác với nơi thường trú của cha, mẹ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Thủ tục chuyển khẩu cho con theo bố”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thủ tục để công ty tạm dừng hoạt động, tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể, phá sản hoặc giải thể công ty … thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Nhập hộ khẩu cho vợ cần giấy tờ gì?
- Người chết không cắt hộ khẩu có bị phạt không theo quy định 2022?
- Công chứng mua bán nhà có cần hộ khẩu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 23 Luật Cư trú năm 2020 quy định về địa điểm không được đăng ký thường trú mới như sau:
– Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
– Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
– Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
– Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
– Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo Khoản 1 Điều 24 Luật cư trú 2020 quy định, người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:
a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này;
d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
e) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
g) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
h) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;
i) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
Công dân có các quyền đối với nơi cư trú như sau:
1. Lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
3. Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu.
4. Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu.
5. Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu.
6. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật