Thủ tục đăng ký đại lý bán hàng như thế nào năm 2023?

bởi PhamThanhThuy
Thủ tục đăng ký đại lý bán hàng như thế nào?

Chào Luật sư, hiện nay muốn đăng ký làm đại lý bán hàng thì làm sao. Tôi là công chức nhà nước về hưu sớm, tôi định mở đại lý bán gạo để có nguồn tiền ra vô. Các con tôi cũng ủng hộ tôi kinh doanh để được giao tiếp với mọi người, sống vui vẻ khỏe mạnh hơn. Tôi không hiểu lắm về việc đăng ký làm đại lý bán hàng. Thủ tục đăng ký đại lý bán hàng như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Mở đại lý là hình thức kinh doanh như thế nào? 

Kinh doanh đại lý được hiểu là mối quan hệ thương mại giữa hai bên khi thực hiện các công việc theo sự ủy thác của bên còn lại để hưởng chính sách chiết khấu cho đại lý hay ưu đãi theo thỏa thuận của 2 bên. Hình thức kinh doanh này thường phổ biến với các sản phẩm tiêu dùng, thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. 

Thủ tục đăng ký đại lý bán hàng như thế nào?
Thủ tục đăng ký đại lý bán hàng như thế nào?

Phân biệt cửa hàng với đại lý như thế nào?

Đại lý và cửa hàng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Mặc dù hai đơn vị này cùng làm một nhiệm vụ chung là đưa sản phẩm ra thị trường và đến tay người tiêu dùng.

Cửa hàng là một địa điểm kinh doanh bán lẻ của một cá nhân hay gia đình, một tổ chức chuyên dùng trong việc mua bán và cung cấp một hay nhiều mặt hàng khác nhau. Quy mô cửa hàng lớn hay nhỏ tùy thuộc vào việc mua bán và cung cấp hàng hóa của cá nhân, gia đình hoặc tổ chức.

Đại lý là một trong những hình thức kinh doanh trung gian thương mại, hoạt động chính là phân phối sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ ra thị trường. Quan hệ thương mại trong đó một bên (bên đại lý) bằng danh nghĩa của chính mình thực hiện một hoặc một số công việc theo sự ủy thác của bên kia (bên giao đại lý) để hưởng thù lao.

Thủ tục đăng ký đại lý bán hàng như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

–  Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh (Phụ lục III-1 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư), bao gồm:

+ Tên hộ kinh doanh; địa chỉ, địa điểm kinh doanh

+ Ngành nghề kinh doanh;

+ Số vốn kinh doanh;

– Bản sao giấy CMND hoặc thẻ CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.

– Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký

Chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh (nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính – Kế hoạch) cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Theo quy định tại điều 32,33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về Đăng ký doanh nghiệp thì:

– Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện trao Giấy biên nhận và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ gia đình trong thời gian 3 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ nếu có đủ các điều kiện sau đây:

+  Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

+  Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

+   Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

– Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện/quận phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Các hình thức kinh doanh đại lý hiện nay là gì?

Được biết đến như một hoạt động trung gian thương mại, mở đại lý thương mại sẽ là hoạt động giữa bên đại lý và bên giao đại lý. Có 3 hình thức kinh doanh đại lý như sau:

  • Đại lý bao tiêu: Đây là hình thức mở đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ dịch vụ cho bên giao đại lý.
  • Đại lý độc quyền: Thường được biết đến như hình thức đại lý cấp 1, với hình thức này, bên giao đại lý sẽ chỉ giao cho một đại lý mua, bán hoặc một số mặt hàng, dịch vụ nhất định tại một khu vực đại lý. 
  • Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ: Đây là hình thức mà bên đại lý sẽ trở thành Tổng đại lý, đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.

Thù lao đại lý được tính như thế nào?

Thông thường, kinh doanh theo hình thức đại lý, bên đại lý sẽ thực hiện việc mua bán trên danh nghĩa của chính mình và được hưởng thù lao. Thù lao sẽ được chi trả theo các hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.

  • Thù lao chi trả theo hình thức hoa hồng: Đây là hình thức trả thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm khi bên giao đại lý ấn định giá mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  • Thù lao chi trả theo chênh lệch giá: Trong trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà chỉ ấn định giá giao đại lý thì thù lao sẽ được tính trên các khoản chênh lệch giá.
  • Trong trường hợp không thỏa thuận được mức thù lao đại lý thì thù lao sẽ được tính theo mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó, hoặc dựa theo mức thù lao trung bình áp dụng cho cùng loại hàng hóa, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác. 

Quyền sở hữu đối với các loại hàng hóa, dịch vụ như thế nào?

Bên giao đại lý sẽ là chủ sở hữu của các loại hàng hóa, tiền giao cho bên đại lý. Tuy nhiên bên đại lý hoàn toàn có thể đánh giá và cân nhắc vấn đề chất lượng hàng hóa, dịch vụ của bên giao đại lý.

Nếu xảy ra các vấn đề vi phạm, nếu có lỗi của bên đại lý thì phải liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ đó. Mặt khác, bên giao đại lý cũng là người phải chịu trách nhiệm nếu hành vi vi phạm đó có nguyên nhân đến từ bên giao đại lý.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục đăng ký đại lý bán hàng như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn đại lý được quy định như thế nào?

Thời hạn đại lý sẽ kết thúc sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hợp đồng mở đại lý. 
Nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng thì bên đại lý có quyền yêu cầu khoản bồi thường cho thời gian đã làm đại lý.

Những điều kiện để trở thành đại lý ra sao?

Để trở thành đại lý, bạn cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
Là thương nhân, có thể là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể (đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh).
Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể của bạn phải đăng ký ngành nghề bán buôn, bán lẻ.

Đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2 là gì?

Đại lý cấp 1 được hiểu là một hệ thống cửa hàng kinh doanh nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất mà không qua bất kỳ nhà phân phối nào khác. Các công ty thương hiệu thường tìm kiếm đại lý cấp 1 để phân phối sản phẩm rộng khắp tới tay người tiêu dùng.
Đại lý cấp 1 thường sẽ được đăng ký độc quyền tại một khu vực, địa phương hay tỉnh thành để đảm bảo các chỉ tiêu về doanh số, chất lượng sản phẩm hàng tháng.
Đại lý cấp 2 thường sẽ là người nhập hàng từ các đại lý cấp 1 và chịu sự quản lý của các hệ thống đại lý cấp 1. Đại lý cấp 2 sẽ không phải chịu quá nhiều sức ép về chỉ tiêu, sản phẩm hay điều kiện như các đại lý cấp 1, tuy nhiên sẽ không nhận được nhiều chính sách chiết khấu cho đại lý cao như các đại lý cấp 1.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm