Ngày nay, con người sử dụng năng lượng từ máy móc ngày càng nhiều. Để tránh gây ô nhiễm môi trường cũng như o vệ môi trường, nhà nước quy định phải đăng ký dán nhãn năng lượng đối với những sản phẩm nhất định. Vậy, Thủ tục Đăng ký dán nhãn năng lượng quy định như thế nào? Để nắm rõ hơn về thủ tục này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Dán nhãn năng lượng là gì?
Theo quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Nhãn năng lượng giúp người tiêu dùng hiểu biết về sản phẩm mà mình mua và sử dụng, giúp nhà sản xuất có trách nhiệm hơn trong việc cải tiến sản phẩm đồng thời những thông tin này cũng tạo ra sự cạnh tranh tích cực giữa các nhà sản xuất.
Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì, hoặc hiển thị nhãn năng lượng điện tử trên sản phẩm.
Phân loại dán nhãn năng lượng
Nhãn năng lượng có 2 loại theo Điều 15 Nghị định 21/2011/NĐ-CP như :
“Điều 15. Phân loại nhãn năng lượng
1. Nhãn năng lượng gồm hai loại:
a) Nhãn so sánh là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
b) Nhãn xác nhận là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại.“
Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng
Bước 1. Thử nghiệm hiệu suất năng lượng
– Thử nghiệm hiệu suất năng lượng là việc đơn vị tự lấy mẫu và gửi tới tổ chức thử nghiệm để được thử nghiệm và cấp phiếu kết quả thử nghiệm. Hiện nay tùy từng mặt hàng mà các đơn vị dự định dán nhãn năng lượng cho sản phẩm của mình để lựa chọn những đơn vị đủ khả năng và điều kiện kiểm nghiệm các mặt hàng tương ứng. Ví dụ: Các đơn vị thử nghiệm hiệu suất uy tín hiện nay: Quatest 1, Quastes 3…. Tuy nhiên không phải các trung tâm này có thể thử nghiệm tất cả các mặt hàng mà cũng phải xem xét đến các đơn vị thử nghiệm khác nữa phụ thuộc vào mặt hàng đơn vị dự định thử nghiệm
– Khi ra kết quả thử nghiệm nhưng lại không như bên đơn vị mong muốn thì bên đơn vị cần phải dùng mẫu mới thực hiện lại thủ tục thử nghiệm hiệu suất năng lượng để đảm bảo kết quả như đơn vị mong muốn.
– Kết quả thử nghiệm là cơ sở để dán nhãn năng lượng cho sản phẩm có cùng model cùng thông số kỹ thuật, cùng xuất xứ và cùng cơ sở sản xuất. Kết quả thử nghiệm có hiệu lực vô thời hạn, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện có sai phạm trong kết quả thử nghiệm hoặc có sai phạm, vi phạm của tổ chức thử nghiệm.
Bước 2. Nộp hồ sơ đăng ký dãn nhãn năng lượng
Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương. Doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ trực tuyến quan mạng Internet hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ công thương. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì Bộ Công thương thực hiện việc xác nhận về việc đơn vị đã thông báo thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho sản phẩm tới Bộ Công Thương.
Bước 3. Thực hiện dán nhãn năng lượng
– Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương và có xác nhận của Bộ Công thương về việc đơn vị đã thực hiện thủ tục đăng ký dãn nhãn năng lượng thì đơn vị, doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.
– Nhãn năng lượng được sử dụng thống nhất theo quy định của Bộ Công Thương, hình thức, quy cách nhãn năng lượng quy định.
– Nhãn năng lượng phải có các thông tin cơ bản sau:
+ Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt;
+ Mã hiệu phương tiện, thiết bị;
+ Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;
+ Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng.
– Doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhãn năng lượng điện tử đối với các phương tiện, thiết bị phù hợp cho việc sử dụng nhãn năng lượng điện tử hoặc sử dụng nhãn năng lượng khác để thực hiện việc dán nhãn năng lượng.
– Nhãn năng lượng có thể được thay đổi kích thước tăng, giảm theo tỉ lệ của nhãn để phù hợp với phương tiện, thiết bị nhưng không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp Luật.
– Cơ sở sản xuất và doanh nghiệp nhập khẩu tự thực hiện việc in, dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị được cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
– Hàng năm, các cơ sở này có trách nhiệm gửi báo cáo tới Sở Công thương tại địa phương; đồng thời, cơ sở phải thống kê về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị được dán nhãn năng lượng đã đưa ra thị trường trong năm và gửi về Bộ Công thương trước ngày 01/3 năm tiếp theo.
Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng
– Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp của công ty
– Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu
– Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
– Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);
– Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
Đăng ký dán nhãn năng lượng ở đâu?
Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công Thương.
Đăng ký dán nhãn năng lượng online
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng online gồm những giấy tờ đã được nêu tại mục 2.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền – Khách hàng tiến hành đăng ký dán nhãn năng lượng online bằng cách gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ: https://dichvucong.moit.gov.vn/HomePage.aspx
– Tiến hành đăng nhập tài khoản;
– Khách hàng tìm kiếm, chọn dịch vụ B-BCT-275183-TT: Đăng ký dán nhãn năng lượng. (Lưu ý những dòng có dấu chấm tròn màu xanh lá là những dịch vụ được chọn, những dòng không có dấu chấm là dịch vụ chưa được chọn).
– Khách hàng tiến hành đăng ký, sau khi điền đầy đủ thông tin thì chọn Lưu thông tin. Thông tin – dịch vụ công được đăng ký sẽ được gửi tới đơn vị cấp phép của dịch vụ công. Doanh nghiệp có thể xem nhật ký thay đổi bằng cách click chọn Lịch sử.
Bước 3: Sau khi tiến hành đăng ký xong
Doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dần nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký.
Việc dán nhãn phải đảm bảo theo đúng quy cách theo quy định tại Thông tư 36/2016/TT-BTC.
Thời gian thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng
Đối với thủ tục dán nhãn năng lượng có hai bước cần thực hiện chính là thực hiện thủ tục thử nghiệm hiệu suất năng lượng tại các đơn vị thử nghiệm hiệu suất năng lượng và thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng tại Bộ Công thương.
Đối với thủ tục thử nghiệm hiệu suất năng lượng phụ thuộc vào sản phẩm và đơn vị kiểm tra và thử nghiệm đề ra kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng. Thời gian bình quân cho thủ tục này thời gian khoảng từ 3 đến 5 ngày làm việc.
Còn đối với thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng tại Bộ Công thương thì cũng không có quy định thời gian cụ thể về việc thực hiện thủ tục này trong thời gian bao lâu. Tức thời gian này là thời gian đề xin xác nhận của Bộ Công thương về việc xác nhận đơn vị doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho sản phẩm của mình lên Bộ Công thương. Nhưng thông thường thời gian để thực hiện thủ tục này khoảng từ 3 đến 5 ngày làm việc.
Như vậy tổng thời gian thực hiện công việc bình quân là: 6 đến 10 ngày làm việc. Thời gian trên chỉ là thời gian bình quân để thực hiện công việc.
Thu hồi nhãn năng lượng
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 36/2016/TT- BCT quy định về dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của bộ công thương. Có quy định các trường hợp thu hồi nhãn năng lượng. Theo đó quy định rõ:
Điều 10. Thu hồi nhãn năng lượng
1. Bộ Công Thương quyết định thu hồi nhãn năng lượng trong các trường hợp sau:
a) Mẫu nhãn năng lượng có thông tin sai lệch so với mẫu dự kiến tại hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng;
b) Mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện thiết bị cao hơn so với mức tiêu thụ năng lượng tại Giấy công bố dán nhãn năng lượng.
2. Quyết định thu hồi nhãn năng lượng được gửi đồng thời đến doanh nghiệp vi phạm, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương.
Doanh nghiệp khi đã thực hiện dán nhãn năng lượng cần lưu ý thông tin về thời gian. Kiểm tra, giám sát thực hiện dán nhãn năng lượng được quy định tại Điều 8 Thông tư số 36/2016/TT-BCT của Bộ Công thương cụ thể nội dung như sau:
“Điều 8. Kiểm tra, giám sát thực hiện dán nhãn năng lượng
1. Định kỳ hoặc đột xuất, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra việc dán nhãn năng lượng của doanh nghiệp.
2. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, doanh nghiệp thực hiện dán nhãn năng lượng có trách nhiệm lập báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) và Sở Công Thương theo phương thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được sản xuất, tiêu thụ và được dán nhãn năng lượng trong năm liền kề trước kỳ báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 3
3. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, các tổ chức thử nghiệm có trách nhiệm lập báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) theo phương thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được thử nghiệm để dán nhãn năng lượng trong năm liền kề trước kỳ báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 4.”
Không Thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng sẽ bị xử phạt như nào?
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 134/2013/NĐ-CP thì Đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng bị xử phạt như sau:
“Điều 30. Vi phạm quy định về dán nhãn năng lượng và sử dụng nhãn năng lượng
1. Xử phạt đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với vi phạm lần đầu;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng trong trường hợp tái phạm.“
Dịch vụ đăng ký dán nhãn năng lượng nhanh chóng của Luật sư X
Luật sư X cung cấp dịch vụ đăng ký dán nhãn năng lượng cho hàng hóa nhập khẩu, đăng ký dán nhãn năng lượng cho các thiết bị cần dán nhãn của các doanh nghiệp trên cả nước. Chúng tôi sẽ tư vấn hồ sơ xin cấp giấy phép dán nhãn năng lượng cho các công ty đủ điều kiện cần thiết, các giấy tờ cần chuẩn bị để xin cấp nhãn năng lượng, đồng thời đại diện theo ủy quyền của khách hàng sẽ thực hiện các làm thủ tục cấp tem năng lượng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể
- Tư vấn về các vấn đề liên quan tới việc xin giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng của khách hàng
- Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng để Quý khách ký, đóng dấu
- Đại diện cho Quý khách hàng nộp hồ sơ và lấy kết quả tại Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục xin Giấy phép vận tải nhanh chóng năm 2022
- Thủ tục xin Giấy phép ngoại ngữ tin học nhanh chóng, uy tín 2022
- Thủ tục xin cấp Giấy phép lao động nhanh chóng năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thủ tục Đăng ký dán nhãn năng lượng nhanh chóng năm 2022” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; đăng ký lại giấy khai sinh bị mất; mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Trích lục hồ sơ địa chính; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BCT có quy định về việc đăng ký dán nhãn năng lượng như sau:
“Điều 5. Đăng ký dán nhãn năng lượng
1. Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương.“
Việc dán nhãn năng lượng được quy định cụ thể tại Điều 6 Thông tư 36/2016/TT-BCT cụ thể như sau:
“Điều 6. Dán nhãn năng lượng
1. Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.“
Như vậy, doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương.