Thủ tục đăng ký khai sinh khi mất giấy chứng sinh theo QĐ

bởi Bảo Nhi
Đăng ký khai sinh khi mất giấy chứng sinh

Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Nhưng nếu không may nếu cha mẹ làm mất giấy chứng sinh thì có còn làm đăng kí giấy khai sinh cho trẻ được không? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đăng ký khai sinh khi mất giấy chứng sinh” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Giấy chứng sinh là gì?

Giấy chứng sinh là một loại giấy tờ quan trọng, do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật cấp để chứng thực, xác nhận sự ra đời của một con người.

Giấy chứng sinh được sử dụng làm căn cứ để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ hoặc thực hiện các thủ tục khác chẳng hạn như thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi chưa kịp thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh.

Vai trò quan trọng của Giấy chứng sinh

Xác thực, ghi lại thông tin ra đời của một người

Trong mẫu Giấy chứng sinh đều có ghi đầy đủ thông tin của em bé được sinh ra như: Thông tin người mẹ, thời gian và địa điểm em bé sinh ra, các thông tin liên quan đến em bé như giới tính, cân nặng, sức khỏe, tên tạm thời, tên người đỡ đẻ.

Căn cứ để làm Giấy khai sinh

Giấy chứng sinh là một trong những giấy tờ quan trọng nên có trong hồ sơ để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ một cách nhanh chóng, thuận lợi hơn.Nếu không có Giấy chứng sinh, Căn cứ Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020, người đăng ký khai sinh cho trẻ sẽ phải chuẩn bị các loại giấy tờ khác chứng minh sự ra đời như:

Văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.

Căn cứ để làm thủ tục hưởng chế độ thai sản cho cha, mẹ

Nếu trẻ chưa kịp làm giấy khai sinh, cha, mẹ có thể sử dụng bản sao Giấy chứng sinh để làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho mình.

Thủ tục cấp giấy chứng sinh?

Theo Thông tư 17/2012/TT- BYT, thủ tục cấp giấy chứng sinh được quy định như sau:

– Trước khi trẻ sơ sinh về nhà, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh. Cha, mẹ hoặc người thân thích của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Trường hợp trẻ được sinh ra ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng được cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ đẻ thì cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng của trẻ phải điền vào Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh và nộp cho Trạm y tế tuyến xã nơi trẻ sinh ra để xin cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh, Trạm y tế tuyến xã phải làm thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 05 ngày làm việc.

Trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo Mẫu quy định tại Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư 17/2012 TT- BYT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 34/2015 TT-BYT Giấy chứng sinh này là văn bản chứng minh việc mang thai hộ khi làm thủ tục đăng ký khai sinh.

Thẩm quyền cấp giấy chứng sinh

Theo khoản 1 điều 2 thông tư 17/2012/TT-BYT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 34/2015 TT-BYT quy định:

“Điều 2. Thẩm quyền và thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng sinh

1. Thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng sinh

a) Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản – nhi;

b) Nhà hộ sinh;

c) Trạm y tế cấp xã;

d) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ.”

Đăng ký khai sinh khi mất giấy chứng sinh

Căn cứ khoản 3 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT, giấy chứng sinh là loại giấy tờ có thể được cấp lại. Theo đó, có hai trường hợp được cấp lại giấy chứng sinh là:

– Sau khi được cấp mà phát hiện có nhầm lẫn.

– Giấy chứng sinh bị mất, rách, nát sau khi được cấp.

Như vậy, nếu mất giấy chứng sinh, cha mẹ hoàn toàn có thể xin cấp lại giấy chứng sinh theo thủ tục nêu tại điểm b khoản 3 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị

Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng sinh (ban hành tại Phụ lục 03 Thông tư 17/2012/TT-BYT). Trong đơn này phải có xác nhận của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng Tổ dân số về việc sinh và việc gia đình đang sinh sống tại địa bàn khu dân cư.

Nơi nộp hồ sơ

Cơ sở khám, chữa bệnh đã cấp giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu.

Thời gian giải quyết

– 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở khám, chữa bệnh nhận được đơn đề nghị cấp lại giấy chứng sinh.

– Không quá 03 ngày làm việc nếu việc cấp lại giấy chứng sinh phải xác minh.

Lệ phí cấp lại giấy chứng sinh

Theo Thông tư 17 cũng như các văn bản khác của Bộ Y tế, không có quy định nào đề cập đến lệ phí cấp lại giấy chứng sinh. Do đó, khi xin cấp lại giấy chứng sinh, cha mẹ hoặc người thân thích khác của trẻ sẽ không phải nộp khoản phí nào.

Mẫu xin giấy chứng sinh lần 2

Đăng ký khai sinh khi mất giấy chứng sinh
Đăng ký khai sinh khi mất giấy chứng sinh

Không có giấy chứng sinh có làm được giấy khai sinh không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật hộ tịch 2014 khi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

– Tờ khai theo mẫu theo quy định

– Giấy chứng sinh bản chính (do bệnh viện hoặc cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Trên giấy chứng sinh có ghi rõ họ tên, năm sinh, số CMND, nơi thường trú hoặc tạm trú của người mẹ. Các thông tin của con bao gồm ngày giờ sinh, địa điểm sinh, giới tính, cân nặng. Bên dưới giấy chứng sinh có chữ ký của người đỡ đẻ và đóng dấu của thủ trưởng cơ sở y tế. Tất cả những thông tin này sẽ phục vụ cho quá trình đăng ký khai sinh cho con. Nếu không có giấy chứng sinh thì phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Trong trường hợp không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

– Giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký làm giấy khai sinh: Đó có thể hộ chiếu, CMND, thẻ căn cước hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và còn thời hạn sử dụng. Các giấy tờ này nhằm mục đích chứng minh nhân thân. Lưu ý, các giấy tờ này phải là bản chính.

– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.

Theo quy định ở trên, trường hợp không có giấy chứng sinh vẫn có thể tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh như bình thường.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đăng ký khai sinh khi mất giấy chứng sinh”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến việc công chứng, công chứng ủy quyền tại nhà, Thành lập công ty , tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; Xác nhận tình trạng hôn nhân, Đổi tên căn cước công dân, Đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Giấy chứng sinh đã mất có được cấp lại không?

Theo quy định tại khoản 1 điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT, thẩm quyền cấp lại giấy chứng sinh gồm:
a) Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản – nhi;
b) Nhà hộ sinh;
c) Trạm y tế cấp xã;
d) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ.
Trong trường hợp giấy chứng sinh bị mất, có thể làm đơn đề nghị cấp lại giấy chứng sinh theo quy định tại điểm b khoản 3 điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT như sau:
3. Thủ tục cấp lại Giấy chứng sinh

b) Trường hợp mất, rách, nát Giấy chứng sinh: bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này có xác nhận của Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc trưởng thôn về việc sinh và đang sinh sống tại địa bàn khu dân cư gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng sinh mới như trường hợp cấp Giấy chứng sinh có nhầm lẫn. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 03 ngày làm việc.
Theo đó, để được cấp lại giấy chứng sinh trong trường hợp bị mất, cần có đơn đề nghị có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố hoặc trưởng thôn về việc sinh và đang sinh sống tại địa bàn khu dân cư.

Giấy chứng sinh bị sai phải làm gì?

Giấy chứng sinh là một trong các văn bản bắt buộc phải có để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ.
Về việc đăng ký giấy khai sinh, pháp luật quy định tại Khoản 4, Điều 1, Nghị định 06/2012/NĐ-CP sửa đổi Khoản 1, Điều 15, Nghị định 158/2005/NĐ-CP
“1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Tờ khai, Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.”
Trường hợp Giấy chứng sinh bị sai, bạn cần đề nghị cấp lại giấy này. Thủ tục cấp lại Giấy chứng sinh do nhầm lẫn được quy định tại Khoản 3, Điều 2,Thông tư 17/2012/TT-BYT như sau:
“a) Trường hợp đã cấp Giấy chứng sinh mà phát hiện có nhầm lẫn khi ghi chép Giấy chứng sinh: bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng sinh có nhầm lẫn để hủy, đơn và giấy tờ chứng minh được lưu cùng với bản lưu cũ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Giấy chứng sinh được cấp lại phải ghi rõ số, quyển số của Giấy chứng sinh cũ và đóng dấu “Cấp lại”. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 03 ngày làm việc.
Giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn: đối với trường hợp nhầm lẫn về họ tên mẹ hoặc người nuôi dưỡng, năm sinh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số chứng minh nhân dân, dân tộc thì gửi kèm bản phô tô Giấy chứng minh nhân dân (mang theo bản chính để đối chiếu); đối với trường hợp nhầm lẫn về nơi đăng ký tạm trú thì kèm theo xác nhận của Công an khu vực về nơi đăng ký tạm trú.”
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, trong trường hợp có nhầm lẫn trong Giấy chứng sinh, bố, mẹ hoặc người thân thích thực hiện việc xin cấp lại Giấy chứng sinh theo quy định nêu trên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm