Thủ tục giải chấp sổ đỏ ở đâu năm 2023

bởi Bảo Nhi
Thủ tục giải chấp sổ đỏ ở đâu quy định mới

Giải chấp sổ đỏ (hay người dân gọi là xóa thể chấp sổ đỏ) được hiểu là việc xóa đăng ký biện pháp bảo đảm, giải trừ thế chấp với tài sản là quyền sử dụng nhà ở, đất ở cùng tài sản khác gắn liền với đất liên quan đến đất khi tài sản đã chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm cho những khoản nợ. Khi trả hết nợ, công dân sẽ phải thực hiện các thủ tục giải chấp sổ đỏ và xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của LSX để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ tục giải chấp sổ đỏ ở đâu” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện để được giải chấp sổ đỏ

Căn cứ Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, bên thế chấp được xóa đăng ký thế chấp nếu thuộc trường hợp sau:

“Điều 21. Các trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm

1. Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;

b) Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng biện pháp bảo đảm khác;

c) Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;

d) Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;

đ) Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

e) Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu;

g) Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

h) Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật;

i) Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm;

k) Theo thỏa thuận của các bên.

2. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thì khi yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm tiếp theo, người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký đối với biện pháp bảo đảm đã đăng ký trước đó.”

Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thì khi yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm tiếp theo, người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký đối với biện pháp bảo đảm đã đăng ký trước đó.

Hồ sơ giải chấp sổ đỏ

Theo Điều 47 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, hồ sơ giải chấp sổ đỏ bao gồm:

“Điều 47. Hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

1. Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất sau đây:

a) Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính);

b) Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm;

c) Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;

d) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

2. Trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm i khoản 1 Điều 21 của Nghị định này, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký thế chấp sau đây:

a) Các giấy tờ nêu tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này;

b) Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).”

Thủ tục giải chấp sổ đỏ

Thủ tục giải chấp sổ đỏ ở đâu quy định mới
Thủ tục giải chấp sổ đỏ ở đâu quy định mới

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện giải chấp sổ đỏ bao gồm:
– Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai (cấp huyện)

– Bộ phận một cửa ở địa phương
Cơ quan này sẽ chuyển lên Văn phòng hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Nếu có căn cứ từ chối đăng ký: Văn phòng đăng ký đất đai từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu 

Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung xóa đăng ký vào sổ địa chính và Giấy chứng nhận.

– Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; 

– Không quá 13 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

Bước 4:  Kiểm tra thông tin giải chấp

Khi nhận được kết quả giải chấp, thông tin đã xóa đăng ký thế chấp sẽ được thể hiện tại trang bổ sung của sổ đỏ. 

Sau khi xóa thế chấp sổ đỏ thì nội dung sẽ được ghi như sau:

“Trường hợp xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thì ghi “Xóa nội dung đăng ký thế chấp ngày …/…/… (ghi ngày đã đăng ký thế chấp trước đây) theo hồ sơ số… (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)” 

Lệ phí khi làm giải chấp sổ đỏ

Cũng giống như cấp sổ đỏ các loại đất như cấp sổ đỏ đất xen kẹt, đất thổ cư cần có chi phí kèm theo.Theo Khoản 21 Điều 2 Thông tư số 85/2019/TT-BTC, phí đăng ký giao dịch bảo đảm trong đó có phí giải chấp Sổ đỏ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

“Điều 2. Danh mục các khoản phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

21. Phí đăng ký giao dịch bảo đảm (đối với hoạt động đăng ký do cơ quan địa phương thực hiện).”

Do đó, sẽ không có một văn bản nào quy định thống nhất phí xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ hay phí giải chấp Sổ đỏ mà phí này được từng tỉnh, thành phố quy định. Đơn cử có thể kể đến:

– Tại TP. HCM: Mức phí này là 20.000 đồng (theo Phụ lục 09 ban hành kèm Quyết định số 52/2016/QĐ-UBND).

– Tại TP. Hà Nội: Mức phí xóa đăng ký giao dịch bảo đảm (phí giải chấp Sổ đỏ) là 10.000 đồng/hồ sơ…

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thủ tục giải chấp sổ đỏ ở đâu năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là giá đền bù đất nông nghiệp hà nội 2022… vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Cần đến đâu để giải chấp Sổ đỏ?

Theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền thực hiện giải chấp Sổ đỏ là Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai (cấp huyện) trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Nếu tỉnh, thành đã có bộ phận một cửa thì người có yêu cầu giải chấp Sổ đỏ nộp tại bộ phận này để cơ quan này chuyển lên Văn phòng hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Cần chuẩn bị gì để giải chấp Sổ đỏ tại ngân hàng?

Theo Điều 47 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, hồ sơ giải chấp Sổ đỏ tại ngân hàng gồm:
– Phiếu yêu cầu xóa đăng ký thế chấp (bản chính).
– Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của ngân hàng hoặc nếu ngân hàng chỉ có chữ ký thì cần phải có văn bản xác nhận giải chấp của ngân hàng (bản chính hoặc bản sao không chứng thực nhưng phải có bản chính đối chiếu).
– Sổ đỏ (bản chính).
– Văn bản ủy quyền (nếu có – bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao không chứng thực nhưng cần có bản chính kèm theo để đối chiếu).
Riêng trường hợp trước đó đăng ký thế chấp khi cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong quyền sử dụng đất thì cần nộp một bộ hồ sơ gồm:
– Phiếu yêu cầu xóa đăng ký thế chấp (bản chính).
– Sổ đỏ (bản chính).
– Văn bản xác nhận kết quả xử lý quyền sử dụng đất của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại (bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
– Văn bản ủy quyền (nếu có).

3/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm