Thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình nhanh, trọn gói năm 2023

bởi Nguyen Duy
Thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình năm 2022

Xin chào Luật sư X, tôi và chị ruột có chung một dãy trọ do cha mẹ để lại, thông thường lợi nhuận chúng tôi sẽ chia đều và chia các dãy phòng ra để quản lý. Tuy nhiên do trong quá trình cho thuê mướn trọ chúng tôi xảy ra nhiều mâu thuẫn về vấn đề chia lợi nhuận, cũng vì thế chúng tôi quyết định sẽ tách sổ đỏ hộ gia đình trên dãy trọ này. Vậy thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình năm 2023 được thực hiện như thế nào? Xin được tư vấn.

Chào bạn, cảm ơn vì câu hỏi của bạn và để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

Tách sổ đỏ hộ gia đình là gì?

Tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về hộ gia đình sử dụng đất như sau:

29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Theo đó, điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

“Điều 5. Thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận

Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:

Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.”

Đối với đất được cấp cho hộ gia đình thì các thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất. Căn cứ theo quy định tại Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 về sở hữu chung của hộ gia đình.

Vì vậy, khi có chung quyền sử dụng đất thì các thành viên trong gia đình có quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ điều kiện.

Tách sổ đỏ (hay tách thửa đất) là một cụm từ được người dân gọi chỉ việc chia một mảnh đất đã có sổ đỏ thành nhiều mảnh đất khác với diện tích nhỏ hơn. Dưới góc độ pháp lý, có thể hiểu tách sổ đỏ là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện chia mảnh đất đã có sổ đỏ thành nhiều mảnh khác nhau nhưng vẫn đáp ứng được các quy định về diện tích tối thiểu.

Điều kiện để thực hiện thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, để tách sổ đỏ hộ gia đình, thửa đất đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay tên gọi khác là sổ đỏ).

– Thửa đất không có tranh chấp.

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Thửa đất vẫn còn thời hạn sử dụng đất.

– Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách sổ đỏ hộ gia đình không được nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất quy định.

– Các thành viên của hộ gia đình lập một bản thỏa thuận về việc đồng ý thực hiện thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình và mang công chứng, chứng thực.

Thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình năm 2023

Thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình năm 2023
Thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình năm 2023

Chuẩn bị hồ sơ:

Căn cứ khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa như sau:

  • Đơn đề nghị tách thửa.
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
  • Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình.

Trình tự, thủ tục thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Khoản 2 và khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định nơi nộp hồ sơ như sau:

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.

Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã

  • Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
  • Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Ở bước này, người có nhu cầu xin tách Sổ đỏ cần lưu ý nghĩa vụ thanh toán tài chính.

Bước 4: Trả kết quả

Cơ quan đăng ký đất đai trao giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu hoặc gửi UBND cấp xã để trao trong trường hợp nộp hồ sơ tại xã.

  • Thời gian thực hiện:

Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian cấp Giấy chứng nhận lần đầu:

  • Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
  • Không quá 40 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Lệ phí làm thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình năm 2023

Điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC quy định, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Theo đó, mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận tối đa áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:

Đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh, mức thu như sau: Tối đa không quá 100.000 đồng với cấp giấy chứng nhận mới; tối đa không quá 50.000 đồng đối với cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.

Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.

– Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai không quá 28.000 đồng/1 lần.

– Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính không quá 15.000 đồng/1 lần.

Đối với hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực khác, mức thu tối đa không quá 50% mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh.

Chi phí đo đạc

Tách sổ đỏ, người dân phải nộp tiền chi phí đo đạc, dao động từ 1.800.000 đồng – 2.000.000 đồng/lần, do tổ chức đo đạc thực hiện nên giá mỗi đơn vị khác nhau – không phải Nhà nước thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Thủ tục tách sổ đỏ hộ gia đình năm 2023″ Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tphcm… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Mua chung đất có được phép tách sổ đỏ hay không?

Trường hợp nhiều người cùng góp tiền mua chung thửa đất về bản chất là “sở hữu chung theo phần” nên sẽ xác định được diện tích của các bên theo số tiền mà các bên đã góp hoặc theo sự thỏa thuận của các bên. Nhiều người mua chung thửa đất nhưng khi có nhu cầu tách thửa thì được phép tách thửa nếu đáp ứng đủ điều kiện.
Căn cứ Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và quyết định quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu thửa đất đáp ứng đủ điều kiện về diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì được tách thửa.

Trường hợp nhiều người đứng tên sổ đỏ dưới hình thức cho tặng hoặc thừa kế có nghĩa vụ gì?

Đối với trường hợp nhiều người đứng tên trên sổ đỏ dưới hình thức cho tặng hoặc thừa kế và có đầy đủ văn bản chia tỷ lệ thừa hưởng. Bên cạnh những quyền hạn cơ bản, người thừa hưởng cần lưu ý những giới hạn quyền lợi sau:
Hoa lợi được sinh ra từ đất đai sẽ được phân chia tương ứng cùng phần trăm thừa hưởng nhà đất.
Không được tự ý làm những hoạt động tác động tới nhà đất khi chưa có đầy đủ chữ ký của tất cả người có tên trong sổ đỏ trên hợp đồng thỏa thuận.
Đối với tài sản là nhà đất, khi phân chia sẽ phụ thuộc vào số liệu thừa hưởng để hưởng phần tương ứng với từng người. Không có quyền định đoạt, xâm phạm quyền của người còn lại.
Trường hợp cho tặng hoặc thừa kế không ghi rõ về phần thừa hưởng thì tất cả hoa lợi và phần thừa hưởng nhà đất sẽ được chia đều, giống nhau cho người có tên trong sổ đỏ.

Trường hợp nhiều người đứng tên sổ đỏ dưới hình thức chung tiền mua đất chia quyền lợi như thế nào?

Đối với trường hợp này ngoài những quyền lợi tác động và định đoạt giống nhau về nhà đất thì phần hưởng đối với nhà đất và hoa lợi sẽ được chia theo như phần trăm của số tiền bỏ ra để mua đất. Nếu tỷ lệ mua chung là 50/50 thì quyền lợi sẽ giống nhau, nếu có sự chênh thì sẽ tính theo phần trăm của từng người.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm