Thủ tục giải quyết chế độ chịu tang đối với người đang cai nghiện bắt buộc

bởi Thanh Loan
Thủ tục giải quyết chế độ chịu tang đối với người đang cai nghiện bắt buộc

Người đang cai nghiện ma tuý bắt buộc theo quy định phải ở trong trại cai nghiện toàn bộ thời gian và không được ra ngoài nếu chưa hết thời gian cai nghiện. Tuy nhiên, có một số trường hợp người cai nghiện vẫn được phép ra ngoài nhưng chỉ với một thời gian nhất định và phải quay trở lại trại cai nghiện. Muốn biết trường hợp đó là trường hợp nào mời bạn đọc tham khảo trong bài viết “Thủ tục giải quyết chế độ chịu tang đối với người đang cai nghiện bắt buộc” sau đây của LSX nhé!

Người đang đi cai nghiện bắt buộc có được về chịu tang người thân không?

Ranh giới giữa tái hòa nhập và tái nghiện luôn rất mong manh. Ai đã phạm sai lầm, sa ngã vì ma túy đều phải chiến đấu hết mình trên con đường này. Buông bỏ quá khứ cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ, quan điểm quan tâm và quan trọng nhất là được sống trong môi trường lành mạnh. Người đang đi cai nghiện sẽ được về nhà trong một số trường hợp nhất định.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định 116/2021/NĐ-CP về chế độ chịu tang như sau:

“1. Khi bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con chết thì người cai nghiện được phép về để chịu tang. Thời gian về chịu tang tối đa là 05 ngày, không bao gồm thời gian đi đường và được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp không may mẹ bạn qua đời thì em bạn được pháp về chịu tang và thời gian về chịu tang là không quá 5 ngày, sẽ không bao gồm thời gian đi đường và thời gian về chịu tang này vẫn sẽ được tính vào thời gian chấp hành quyết định.

Thủ tục giải quyết chế độ chịu tang đối với người đang cai nghiện bắt buộc

Ma tuý đã khiến nhiều người trở thành những kẻ nghiện là gánh nặng cho gia đình và xã hội`. Tuy nhiên, với những người muốn cai nghiện để trở lại với cuộc đời, hành trình tái hoà nhập cộng đồng cũng không hề đơn giản khi trong lý lịch đã có vết đen từng nghiện ma tuý. Thậm chí có người muốn hoàn lương, muốn làm người tử tế thì trong tay lại chẳng có một mảnh giấy tùy thân, ngoài danh phận “con nghiện” như câu chuyện này.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Nghị định 116/2021/NĐ-CP về chế độ chịu tang như sau:

2. Trình tự thủ tục giải quyết chế độ chịu tang:

a) Gia đình người cai nghiện làm đơn đề nghị cho người cai nghiện về chịu tang, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người cai nghiện cư trú gửi Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nội dung đơn phải bao gồm các nội dung: họ tên, số căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, nơi cư trú, mối quan hệ với người cai nghiện, thời gian đề nghị cho người cai nghiện được về chịu tang và cam kết quản lý, giám sát không để người cai nghiện sử dụng ma túy trái phép hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác trong thời gian về chịu tang theo Mẫu số 48 Phụ lục II Nghị định này.

b) Trong thời hạn 01 ngày kể từ khi nhận đơn theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Giám đốc cơ sở cai nghiện có trách nhiệm xem xét, quyết định việc cho người cai nghiện về chịu tang.

Quyết định cho phép về chịu tang phải gồm các nội dung: họ tên, thời gian được về chịu tang; trách nhiệm của gia đình trong việc đón, đưa trả về cơ sở cai nghiện, quản lý người cai nghiện trong thời gian về chịu tang. Quyết định được gửi cho gia đình người cai nghiện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để phối hợp quản lý và lưu trong hồ sơ người cai nghiện theo Mẫu số 49 Phụ lục II Nghị định này.”

Trường hợp mẹ bạn không qua khỏi thì gia đình bạn có thể làm đơn đề nghị cho em bạn về chịu tang, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi em bạn cư trú gửi Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nội dung đơn phải bao gồm các nội dung theo quy định nêu trên. Trong thời hạn 01 ngày kể từ khi nhận đơn, Giám đốc cơ sở cai nghiện có trách nhiệm xem xét, quyết định việc cho người cai nghiện về chịu tang. Quyết định này được gửi cho gia đình và Ủy ban nhân dân xã nơi em bạn cư trú để phối hợp quản lý và lưu hồ sơ.

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 70 Nghị định 116/2021/NĐ-CP còn quy định:

3. Gia đình người cai nghiện có trách nhiệm đón người cai nghiện về và bàn giao người cai nghiện lại cho cơ sở cai nghiện bắt buộc khi hết thời gian chịu tang, mọi chi phí đưa, đón người cai nghiện do gia đình người cai nghiện chi trả. Việc giao và nhận người cai nghiện giữa cơ sở cai nghiện bắt buộc với gia đình phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ của người cai nghiện.”

Thủ tục giải quyết chế độ chịu tang đối với người đang cai nghiện bắt buộc

Tải mẫu đơn đề nghị cho phép người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc về chịu tang

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục

Thực tiễn cũng cho thấy, việc thực hiện công tác cai nghiện đang dần được phát triển. Các cơ sỏ cung xđã được triển khai đầu tư đảm bảo chất lượng. Tuy nhiện đa số các cá nhân khi thực hiện cai nghiện sau khi trở về địa phương không lâu, phần lớn họ lại bắt đầu sử dụng ma túy trở lại, dẫn đến tỷ lệ tái nghiện tại địa phương rất cao, gây lãng phí ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác này.

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện

Cơ sở được cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện (sau đây gọi tắt là cơ sở cai nghiện) khi có đủ các điều kiện sau:

1. Được thành lập, tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp.

2. Có cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của hoạt động cai nghiện ma túy theo quy định tại Khoản 1, 2, 4 Điều 6 Nghị định này và điểm e Khoản 3 Điều 36 Luật Phòng, chống ma túy. Trường hợp thuê cơ sở vật chất thì thời hạn thuê phải còn ít nhất 02 năm kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động.

3. Có trang thiết bị, phương tiện tối thiểu theo danh mục quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

4. Nhân sự làm việc tại cơ sở cai nghiện phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định này. Người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ sở cai nghiện phải có trình độ từ đại học trở lên, đã được đào tạo, tập huấn về điều trị, cai nghiện ma túy hoặc có thời gian làm công tác cai nghiện, điều trị nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện từ 02 năm trở lên.

5. Có phương án tài chính bảo đảm duy trì các hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ LSX

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục giải quyết chế độ chịu tang đối với người đang cai nghiện bắt buộc“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Hồ sơ thành lập trung tâm học tập cộng đồng. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Mức hỗ trợ tiền ăn cho người cai nghiện đang trong thời gian cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc là bao nhiêu?

Mức chi hỗ trợ tiền ăn mỗi tháng cho người cai nghiện đang trong thời gian cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ bằng 0.8 mức lương cơ sở hiện nay.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng. Do đó, mức chi hỗ trợ tiền ăn mỗi tháng cho người cai nghiện đang trong thời gian cai nghiện ma túy tại cơ sơ cai nghiện bắt buộc sẽ là 1.192.000 đồng, trung bình mỗi ngày người cai nghiện sẽ được hỗ trợ gần 40.000 đồng tiền ăn.

Người cai nghiện đang trong thời gian cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc có được hỗ trợ tiền điện nước hay không?

Căn cứ vào khoản 7 Điều 5 Thông tư 62/2022/TT-BTC quy định như sau:
Chi thực hiện chế độ đối với người cai nghiện bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc (sau đây viết tắt là người cai nghiện bắt buộc) trong thời gian cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc
Chi tiền điện, nước sinh hoạt: Mức chi 100.000 đồng/người cai nghiện bắt buộc/tháng.
Như vậy, mỗi tháng thì người cai nghiện đang trong thời gian cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ được hỗ trợ 100.000 đồng cho tiền điện nước sinh hoạt.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm