Chào Luật sư, tôi học Đại học chuyên ngành kinh tế nhưng muốn chuyển hướng sang làm về hải quan. Hôm trước bạn tôi có gửi một tin tuyển dụng về lĩnh vực này. Tôi có lên mạng tìm hiểu nhưng có quá nhiều thông tin làm tôi bị rối. Tôi muốn hỏi thủ tục hải quan xuất khẩu hiện nay được quy định ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Thủ tục hải quan là gì?
Theo Luật Hải quan năm 2014:
23. Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu gồm các bước sau đây:
- Kiểm tra chính sách mặt hàng, chính sách thuế.
- Chuẩn bị chứng từ.
- Khai tờ khai hải quan.
- Làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại chi cục hải quan.
- Thông quan và thanh lý tờ khai.
Thủ tục hải quan xuất khẩu được quy định thế nào?
Bước 1 Kiểm tra chính sách mặt hàng, chính sách thuế
Bạn cần thực hiện bước này sớm để tiến hành kiểm tra chính sách nhà nước có khuyến khích, hạn chế hay cấm xuất khẩu mặt hàng của bạn hay không. Bạn có thể tra cứu trong Danh mục các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu để biết rõ hơn.
Bên cạnh đó, bạn cần phải tìm hiểu thêm mặt hàng của bạn có chịu thuế xuất khẩu hay không. Một số mặt hàng bị áp thuế là khoáng sản (than, đá, quặng, kim loại quý,…), lâm sản (gỗ, sản phẩm gỗ),…
Bước 2 Chuẩn bị chứng từ
Để tiến hành làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu, bạn cần những loại chứng từ sau:
- Hợp đồng ngoại thương.
- Hóa đơn thương mại.
- Phiếu đóng gói.
- Thỏa thuận lưu khoang để lấy thông tin gồm: Tên tàu, số chuyến, cảng xuất.
- Phơi phiếu xác nhận container đã hạ bãi cảng để lấy các thông tin như số container, số seal.
Trường hợp hàng hóa của bạn là loại hàng đặc thù, phải kiểm tra chuyên ngành, thì bạn cần chuẩn bị thêm những giấy tờ riêng theo quy định hiện hành. Ví dụ như như gỗ hay sản phẩm từ gỗ, bạn phải chuẩn bị thêm hồ sơ lâm sản có dấu xác nhận của kiểm lâm hay hàng thủy sản thì bạn cần có kiểm dịch động vật,…
Bước 3 Khai tờ khai hải quan
Để thực hiện khai tờ khai hải quan, bạn truy cập vào phần mềm hải quan điện tử để nhập dữ liệu lên tờ khai hải quan bạn nhé.
Trường hợp bạn mới thực hiện xuất nhập khẩu lần đầu thì bạn cần thực hiện thêm các bước sau:
- Mua chữ ký số và đăng ký chữ ký số đó với Tổng cục hải quan.
- Tải và cài đặt phần mềm khai hải quan điện tử. Sau khi cài đặt phần mềm, bạn tiến hành khai báo thông tin lô hàng vào phần mềm và in tờ khai hải quan.
Bước 4 Làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại chi cục hải quan
Thông quan và thanh lý tờ khai
Bạn nộp lại tờ khai cùng tờ mã vạch cho hãng tàu với hải quan giám sát.
Đăng ký tờ khai xuất khẩu như thế nào?
– Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (EDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán. Nếu người khai hải quan khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.
– Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ EDB gọi lại màn hình khai thông tin xuất khẩu (EDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công việc như đã hướng dẫn ở trên.
Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan như thế nào?
– Việc khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan được thực hiện từ sau khi đăng ký tờ khai đến trước khi thông quan hàng hoá. Để thực hiện khai bổ sung trong thông quan, người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ EDD gọi lại thông tin tờ khai xuất khẩu (EDA) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung lần đầu, hoặc thông tin khai xuất khẩu đã được sửa đổi (EDA01) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung từ lần thứ 2 trở đi.
– Khi đã khai báo xong tại nghiệp vụ EDA01, người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ cấp số tờ khai sửa đổi và phản hồi lại các thông tin sửa đổi tờ khai tại màn hình EDE, người khai hải quan ấn nút “gửi” tại màn hình này, khi đó hoàn tất việc đăng ký tờ khai sửa đổi, bổ sung.o:p>
– Số của tờ khai sửa đổi là kí tự cuối cùng của ô số tờ khai. Số lần khai báo sửa đổi, bổ sung trong thông quan tối đa là 9 lần tương ứng với ký tự cuối cùng của số tờ khai từ 1 đến 9; trường hợp không khai bổ sung trong thông quan thì ký tự cuối cùng của số tờ khai là 0.
– Khi người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung tờ khai, thì tờ khai sửa đổi, bổ sung chỉ có thể được phân luồng vàng hoặc luồng đỏ (không phân luồng xanh);
– Các chỉ tiêu trên màn hình khai sửa đổi, bổ sung (EDA01) giống các chỉ tiêu trên màn hình khai thông tin xuất khẩu (EDA). Khác nhau là một số chỉ tiêu (sẽ nêu cụ thể tại phần hướng dẫn nghiệp vụ EDA01) không nhập được tại EDA01 do không được sửa đổi hoặc không thuộc đối tượng sửa đổi.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục hải quan xuất khẩu được quy định thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là kết hôn với người Nhật Bản, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 .Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Nộp thuế đất ở ngân hàng nào theo quy định?
- Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân như thế nào?
- Phí đăng kiểm xe ô tô 4 chỗ là bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
Trước đây, một doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì nhất thiết phải xin giấy phép xuất khẩu của các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp sẽ không phải xin giấy phép xuất khẩu đối với những hàng hóa phù hợp với nội dung đã đăng ký kinh doanh trong nước của doanh nghiệp nghiệp đó theo quyết định số 57/1998/NĐ/CP.
Chỉ khi hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp thuộc số mặt hàng có cơ chế quản lý riêng thì cần phải xin giấy phép xuất khẩu như gạo, đồ cổ, đồ sưu tầm, chất nổ, tác phẩm nghệ thuật, sách báo, ngọc trai, đá quý.
Xuất khẩu hàng hóa tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, tổn thất, do đó, doanh nghiệp nên cân nhắc việc mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu của mình. Việc mua bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu sẽ được hoàn tất một cách nhanh chóng khi doanh nghiệp làm việc với các công ty bảo hiểm.
Khi hoàn tất các thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài ban đầu thì doanh nghiệp cần phải chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài thông qua các dịch vụ thuê phương tiện vận tải. Để chọn phương tiện phù hợp thì doanh nghiệp cần phải xác định đúng tính chất, kích thước, trọng lượng của hàng hóa phù hợp với các hình thức vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường biển hay đường hàng không.
Khi thuê phương tiện vận chuyển thì các doanh nghiệp cũng cần chú ý chọn những đơn vị có uy tín, chuyên nghiệp như Trường Phát Logistics để bảo đảm an toàn cho hàng hóa và tiết kiệm chi phí.