Xin chào Luật sư. Tôi là Đăng, tôi có một vấn đề thắc mắc mong được Luật sư giải đáp. Cháu tôi năm 2009 đi định cư ở nước ngoài và hiện tại có mong muốn được trở về quê hương để sinh sống và kinh doanh, đầu tư. Do tôi không có hiểu biết và tìm hiểu nhiều về pháp luật nên Luật sư cho tôi hỏi về thủ tục hồi hương cho Việt kiều năm 2022 như thế nào? Cảm ơn Luật sư. Mong nhận được hồi đáp.
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề “Thủ tục hồi hương cho Việt kiều năm 2022 như thế nào?“. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
Hồi hương là gì?
Hồi hương là Công dân của một quốc gia cư trú ở nước ngoài trở lại đất nước mà công dân đó có quốc tịch.
Hồi hương có thể được điều chỉnh bởi thỏa thuận của hai quốc gia hữu quan hoặc có thể được điều chỉnh trong pháp luật các quốc gia.
Hồi hương trước hết phải được tiến hành theo ý nguyện của những người hồi hương.
Việc cưỡng ép hồi hương, cấm hồi hương bị xem là việc làm xâm phạm nhân quyền.
Điều kiện được xét hồi hương cho Việt kiều
Có quốc tịch Việt Nam và mang hộ chiếu Việt Nam; nếu có quốc tịch Việt Nam, đồng thời mang hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu nước ngoài thì phải có xác nhận đã đăng ký công dân tại một cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Thái độ chính trị rõ ràng: hiện tại không tham gia hoặc ủng hộ các tổ chức chống phá Tổ quốc, không có hành động chống đối Chính phủ Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Có khả năng bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam sau khi hồi hương.
Có một cơ quan hoặc thân nhân ở Việt Nam nêu ở dưới đây bảo lãnh.
Cơ quan bảo lãnh: Cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bảo lãnh đối với các trường hợp xin hồi hương để tham gia xây dựng đất nước. Cơ quan bảo lãnh phải có văn bản khẳng định rõ người xin hồi hương có vốn đầu tư, có dự án khả thi hoặc tay nghề cao được cơ quan tiếp nhận làm việc và sẽ bố trí vào việc tương xứng với học vấn, tay nghề của người đó.
Thân nhân ở Việt Nam bảo lãnh phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Là người đủ 18 tuổi trở lên, có hộ khẩu thường trú ở Việt Nam không bị mất hoặc bị hạn chế quyền công dân.
+ Có quan hệ cùng dòng tộc với người được bảo lãnh, gồm quan hệ vợ chồng, cha, mẹ, con, ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cô, bác, chú, dì nội ngoại.
Thủ tục hồi hương cho Việt kiều năm 2022 như thế nào?
Trình tự thủ tục xin hồi hương cho Việt kiều
Trình tự thủ tục xin hồi hương về Việt Nam thực hiện theo 04 bước như sau:
Bước 1:Bạn chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký thường trú tại Việt Nam theo Mục 5.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Bước 3:Nhận được kết quả giải quyết đồng ý cho Việt Kiều về Việt Nam thường trú tại Cơ quan bạn đã nộp hồ sơ xin hồi hương.
Bước 4: Thực hiện các thủ tục như: đăng ký thường trú, nhập hộ khẩu tại địa phương, xin cấp Căn cước công dân và hộ chiếu Việt Nam.
Hồ sơ xin hồi hương cho Việt kiều gồm những gì?
Để xin hồi hương bạn cần chuẩn bị 02 bộ hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
1) Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú.
Ba ảnh cỡ 4×6 mới chụp, 02 ảnh dán vào đơn, 01 ảnh ghi rõ họ tên (mặt sau) để phục vụ cấp Giấy thông hành nếu được hồi hương.
2) Bản sao hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp.
3) Bản sao một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam, gồm:
Giấy khai sinh (trường hợp giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha, mẹ).
Giấy Chứng minh nhân dân.
Hộ chiếu Việt Nam.
Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Giấy tờ khác (giấy xác nhận công dân) do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp xác nhận đương sự còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch.
4) Bản sao giấy tờ chứng minh có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam:
Trường hợp Việt Kiều đã được sở hữu nhà tại Việt Nam thì nộp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở, hợp đồng mua nhà ở…
Trường hợp Việt Kiều thuê, mượn, ở nhờ nhà người khác hoặc do người thân bảo lãnh thì nộp hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà; Văn bản chứng minh người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho người đó đăng ký thường trú; Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhà ở của người cho thuê, mượn, ở nhờ.
5) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài xin về thường trú ở thành phố trực thuộc Trung ương ngoài những giấy tờ trên trong hồ sơ còn phải có một trong các giấy tờ sau đây chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:
+ Đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có chỗ ở hợp pháp có một trong giấy tờ sau chứng minh đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ 12 tháng trở lên:
+ Giấy tờ tạm trú có thời hạn hoặc xác nhận của công an phường, xã, thị trấn về thời hạn tạm trú;
+ Sổ tạm trú hoặc xác nhận của công an phường, xã, thị trấn về thời gian đăng ký tạm trú.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định của pháp luật về biển cấm xe tải theo giờ năm 2022?
- Điều 62 luật xử lý vi phạm hành chính quy định như thế nào?
- Pháp luật quy định rút bảo hiểm xã hội 1 lần online như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục hồi hương cho Việt kiều năm 2022 như thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, đăng ký bảo hộ logo công ty, quy định tạm ngừng kinh doanh, tra mã số thuế cá nhân, hồ sơ giải thể công ty cổ phần, thủ tục xin giải thể công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ, thành lập công ty… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Việt Kiều có thể nộp hồ sơ xin hồi hương tại 02 cơ quan sau:
Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Việt Kiều có chỗ ở hợp pháp.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an.
Thời hạn giải quyết việc hồi hương: trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Bộ Công an Việt Nam.
Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh – Bộ Công an sẽ thông báo kết quả giải quyết hồ sơ xin hồi hương cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (qua Fax), Bộ Ngoại giao, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp nộp hồ sơ xin hồi hương tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài. Với trường hợp nộp hồ sơ ở trong nước, các cơ quan nói trên sẽ thông báo cho thân nhân (người bảo lãnh) hoặc thông báo cho người hồi hương.
Đối với công dân định cư ở nước ngoài được người có hộ khẩu đồng ý cho nhập với hộ khẩu của mình phải có một trong giấy tờ sau chứng minh mối quan hệ ruột thịt giữa hai người :
– Vợ về ở với chồng, chồng về ở với với vợ, con về ở với cha mẹ, cha mẹ về ở với con ;
– Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh chị, em ruột ;
– Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, không điều khiển được hành vi về ở với anh chị em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
– Người chưa thành niên, không còn cha, mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng cha mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị em ruột, cô, dì, chú bác, cậu ruột người giám hộ;
– Người chưa thành niên độc thân về sống với ông bà nội ngoại.
Trong trường hợp không còn giấy tờ chứng minh mối quan hệ ruột thịt thì người bảo lãnh phải có đơn giải trình và được UBND cấp xã nơi có hộ khẩu thường trú xác nhận.