Chào Luật sư, tôi có người yêu theo đạo Thiên chúa. Chúng tôi yêu nhau cũng đã được 4 năm, bây giờ muốn cưới nhưng không biết thủ tục thế nào. Tôi thì không có theo đạo nào. Tôi muốn hỏi Luật có yêu cầu gì đối với người kết hôn cùng người công giáo hay không? Thủ tục kết hôn của người công giáo như thế nào? Kết hôn cùng người công giáo thì cần lưu ý những gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Chuẩn bị trước khi đăng ký Hôn phối như thế nào?
1.1. Giáo lý Hôn nhân: đôi bạn phải học tối thiểu 3 tháng. Học càng sớm càng tốt để xuất trình chứng chỉ khi đăng ký Hôn phối, hoặc đăng ký Hôn phối rồi tiếp tục học, miễn sao trước ngày cưới phải có chứng chỉ.
1.2. Hồ sơ hôn phối cần chuẩn bị:
a. Giấy xác nhận và giới thiệu của Trưởng khu.
b. Giấy giới thiệu của cha xứ bên kia.
c. Chứng chỉ Rửa tội mới cấp không quá 6 tháng (có ghi chú quan trọng: tình trạng độc thân).
d. Chứng chỉ Thêm sức (nếu chưa, thì kiếm nơi học khóa căn bản để kịp chịu Thêm sức).
e. Chứng chỉ Giáo lý Hôn nhân (bản chính kèm bản sao).
f. Sổ Gia đình Công giáo và Tờ khai Gia đình Công giáo của giáo xứ đang thụ lý hồ sơ.
g. Giấy Chứng nhận Kết hôn (bản chính kèm bản sao).
1.3. Sổ Gia đình Công giáo: mua mới.
Đăng ký Hôn phối với người công giáo hiện nay như thế nào?
Đăng ký Hôn phối bên đàng trai hay đàng gái đều được cả. Bên nào nhận làm lễ cưới thì đăng ký bên ấy. Người bán cư trú cũng được đăng ký Hôn phối.
Trình diện: ít nhất 3 tháng trước ngày dự định xin lễ cưới, đôi bạn cùng cha hoặc mẹ đến trình diện nơi cha xứ thụ lý Hồ sơ Hôn phối. Nếu không còn cha mẹ, thì người thân nhất đi thay: anh chị, chú bác, cô dì…
Xuất trình Hồ sơ Hôn phối như mục 1.2 ghi trên.
Đôi bạn tự viết Tờ khai Hôn phối, sau đó từng người gặp riêng cha xứ để trình bày khúc mắc nếu có.
Bạn ở giáo xứ bên kia: viết Tờ khai Hôn phối để cha xứ chứng thực (như ở Giáo phận Xuân Lộc, Bà Rịa). rồi đem Tờ khai này cùng với giấy giới thiệu của cha xứ đưa sang cho cha xứ bên này.
Cha xứ và đôi bạn xác định thời gian, địa điểm xin lễ cưới (phối hợp giữa ngày lễ cưới và ngày tiệc cưới).
Cha xứ lập Tờ rao Hôn phối, gửi tờ rao cho cha xứ bên kia (sau 3 lần rao, đến xin kết quả đem về), dù bên kia là tân tòng, cha xứ cũng phải nhận rao (khu xóm có thể biết tình trạng để trình báo). Nơi đâu đôi bạn cư ngụ quá 6 tháng (lúc đó: nam trên 20 tuổi, nữ trên 18 tuổi) thì phải gửi đến Tờ rao Hôn phối.
Trường hợp xin cử hành lễ cưới ở nơi khác, thì cha xứ sẽ gửi giấy giới thiệu kèm với Tờ rao Hôn phối.
Nếu hồ sơ chưa đủ (vd: đến ngày cưới mới có chứng chỉ Giáo lý Hôn nhân, mới có giấy Chứng nhận Kết hôn), thì cứ viết Tờ khai Hôn phối và xin đăng ký ngày giờ lễ cưới sẵn (trước 3 tháng), sau đó ít nhất 3 tuần trước ngày cưới phải đến đăng ký chính thức (bổ túc giấy tờ), để kịp rao 3 lần.
Thủ tục kết hôn của người công giáo như thế nào?
Trước tiên, điều quan trọng cần biết là hôn nhân không có giá trị cho đến khi và trừ khi cả hai bên đã được rửa tội.
Thứ hai, nếu một trong hai bên đã được rửa tội và bên kia chưa làm bí tích rửa tội, thì người đã được rửa tội phải được xác nhận trước khi có khả năng đám cưới.
Thứ ba, bạn cần kiểm tra văn phòng giáo xứ của bạn hoặc hỏi linh mục của bạn về bất kỳ giấy tờ giấy tờ bổ sung hoặc các yêu cầu rất cần thiết cho hôn nhân giữa hai người Công giáo.
Thứ tư, có hai loại hôn nhân Công giáo:
Loại thứ nhất là hôn nhân bằng sự đồng ý chung, nghĩa là cả hai bên đồng ý kết hôn và ý định của họ rõ ràng. Loại hôn nhân này có khả năng được thực hiện một cách không chính thức mà không cần thông qua bất kỳ giấy tờ pháp lý nào với linh mục hoặc phó tế có mặt trong lễ cưới. Đây còn được gọi là “đám cưới dân sự” vì nó diễn ra bên ngoài các công trình tôn giáo như nhà thờ hoặc thánh đường.
Một loại hôn nhân Công giáo khác được gọi là hôn nhân “bởi sự phân phối” có nghĩa là nó được tiến hành với sự hiện diện của một linh mục Công giáo và hai nhân chứng. Loại hôn nhân này diễn ra trong một công trình tôn giáo như nhà thờ hoặc thánh đường.
Thứ năm, những người không theo Công giáo cũng không được phép kết hôn với những người không theo Công giáo nếu họ thuộc một truyền thống Cơ đốc giáo khác có nghi lễ và sản phẩm riêng cho lễ cưới (chẳng hạn như Nhà thờ Chính thống Đông phương).
Điều kiện để đăng ký kết hôn được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì điều kiện để đăng ký kết hôn được quy định như sau: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được xem là đủ tuổi kết hôn; Kết hôn tự nguyện và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo luật định gồm: Không được kết hôn với người đang có vợ, có chồng; Người mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần); Kết hôn giữa người có cùng dòng máu trực hệ, có họ hàng trong phạm vi ba đời; Đăng ký kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi…
Một số vấn đề liên quan đến việc kết hôn:
Thứ nhất, về thời gian có giấy chứng nhận kết hôn: Trong vòng 5-10 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Khi hoàn thành thủ tục, Ủy ban phường (xã) sẽ cấp 2 bản đăng ký kết hôn, mỗi cô dâu và chú rể giữ một bản.
Thứ hai, đối với hôn nhân đồng giới – Luật hôn nhân và gia đình 2014 bỏ quy định: “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhưng vẫn “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Như vậy, khi quyết định tiến tới hôn nhân, bên cạnh đám cưới, việc tiến hành những thủ tục đăng ký kết hôn là điều cần thực hiện để vừa bảo đảm chấp hành theo đúng pháp luật vừa có cơ sở quan trọng cho việc vợ chồng kết thành một gia đình.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Thủ tục kết hôn của người công giáo như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến thủ tục uỷ quyền mua chung cư… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty online như thế nào?
- Thủ tục thuế khi thay đổi địa chỉ công ty như thế nào?
- So sánh các loại hình công ty hiện nay theo Luật doanh nghiệp 2020
- Quy định giờ nghỉ giải lao tối thiểu là bao lâu?
Câu hỏi thường gặp
Nơi đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 17, Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, cụ thể:
+ Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
+ Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
+ Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
– Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài.
Như vậy, nơi đăng ký kết hôn là Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.
Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn (nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp);
+ Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh.
+ Giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
+ Trích lục ghi chú ly hôn đối với trường hợp công dân Việt Nam đăng ký thường trú tại địa bàn xã làm thủ tục đăng ký kết hôn, đã được giải quyết việc ly hôn, hủy việc kết hôn trước đó tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.