Xin chào Luật sư, em là sinh viên một trường đại học công lập. Vinh dự với thời gian rèn luyện tích cực trong mội trường đại học mà em đã được giới thiệu kết nạp đảng. Sau một thời gian chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ theo hướng dẫn của đồng chí trong chi bộ thì sắp tới em sẽ được chính thức kết nạp đảng. Tuy nhiên thì em muốn mình có thể nắm rõ được quy trình kết nạp đảng. Vậy nên, mong Luật sư có thể giải đáp về thủ tục kết nạp đảng và những vấn đề liên quan. Em xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn và chúc mừng bạn sắp được kết nạp đảng. Luật sư X hi vọng bài viết sau sẽ giúp ích cho bạn trong buổi lễ sắp tới.
Căn cứ pháp lý
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011
Đảng viên là gì?
Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định:
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Các giấy tờ cần thiết để kết nạp đảng
Điều 4, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định người vào Đảng phải:
- Có đơn tự nguyện xin vào Đảng;
- Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;
- Được hai đảng viên chính thức giới thiệu.
- Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
Người giới thiệu là ai?
Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm;
Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.
Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ nơi kết nạp đảng
Trước khi chi bộ xét và đề nghị kết nạp, chi uỷ kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng và lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt.
Vấn đề lịch sử chính trị của người vào Đảng phải thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
Chi bộ xét và đề nghị kết nạp từng người một, khi được ít nhất hai phần ba số đảng viên chính thức trong chi bộ tán thành thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên; khi có quyết định của cấp uỷ cấp trên, chi bộ tổ chức lễ kết nạp từng người một.
Đảng uỷ cơ sở xét, nếu được ít nhất hai phần ba số cấp uỷ viên tán thành kết nạp thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp.
Ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc cấp uỷ cơ sở được uỷ quyền xét, quyết định kết nạp từng người một.
Nơi chưa có đảng viên hoặc có đảng viên nhưng chưa đủ điều kiện giới thiệu thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp cử đảng viên về làm công tác tuyên truyền, xem xét, giới thiệu kết nạp vào Đảng. Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quy định.
Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị. Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định. Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.
Thủ tục kết nạp đảng bao gồm những bước nào?
Việc xem xét kết nạp Đảng viên được thực hiện theo các bước chính sau đây:
Bước 1: Học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Sau khi hoàn thành sẽ được cấp giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính tri cấp huyện hoặc tương đương cấp. Với nơi không có đơn vị này thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp Đảng viên cấp.
Bước 2: Họp và giới thiệu vào Đảng
Các đơn vị sẽ tổ chức họp, nêu ý kiến về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống… của quần chúng được đề nghị xem xét kết nạp Đảng. Đồng thời, sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm sau đó gửi hồ sơ lên cấp trên.
Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét kết nạp Đảng
Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.
Đồng thời, người này cũng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực, chịu trách nhiệm về những nội dung đã khai. Nếu có vấn đề chưa hiểu, không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
Bước 4: Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
Người được giới thiệu kết nạp vào Đảng bắt buộc phải được thẩm tra lý lịch người vào Đảng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Nội dung thẩm tra, xác minh cụ thể được nêu tại Hướng dẫn số 01-HD/TW gồm:
- Với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị, chính trị hiện nay, về chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;
- Với người thân của người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị, chính trị hiện nay, về chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Bước 5: Xét kết nạp
Sau khi được thẩm tra lý lịch, chi bộ sẽ tiến hành họp để ra đề nghị kết nạp Đảng viên. Theo Hướng dẫn 09-HD/TW, hồ sơ Đảng viên khi được kết nạp vào Đảng gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
- Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng;
- Đơn xin vào Đảng;
- Lý lịch của người vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo;
- Giấy giới thiệu của Đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ;
- Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc của công đoàn cơ sở;
- Tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức chính trị, xã hội nơi làm việc và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú với người vào Đảng;
- Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp Đảng viên của chi bộ, Đảng ủy cơ sở;
- Báo cáo thẩm định của Đảng ủy bộ phận (nếu có);
Bước 6: Tổ chức lễ kết nạp
Kể từ ngày có quyết định kết nạp, chi bộ phải tiến hành kết nạp Đảng viên trong thời hạn 30 ngày làm việc (căn cứ vào khoản 4.1 Điều 4 Quy định 29-QĐ/TW).
Lưu ý: Lễ kết nạp phải được tổ chức trang nghiêm. Nếu kết nạp từ 02 người trở lên trong cùng một buổi lễ thì phải kết nạp từng người một.
Bước 7: Đảng viên rèn luyện, học tập trong thời gian dự bị 12 tháng
Theo Điều 5 Điều lệ Đảng, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời gian này, Đảng viên dự bị đó phải tiếp tục giáo dục, rèn luyện dưới sự hướng dẫn của Đảng viên chính thức.
Bước 8: Chuyển Đảng chính thức
Kể từ ngày Đảng viên hết 12 tháng dự bị, trong thời hạn 30 ngày làm việc, chi bộ phải xét và đề nghị công nhận chính thức cho Đảng viên. Nếu không đủ điều kiện thì đề nghị cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định xóa tên.
Tại Điều 4 Hướng dẫn 01, hồ sơ xét chuyển Đảng chính thức bao gồm:
- Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng Đảng viên mới;
- Bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị;
- Bản nhận xét của Đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ; của tổ chức chính trị – xã hội nơi làm việc và chi ủy nơi cư trú;
- Nghị quyết của chi bộ, đảng ủy cơ sở và quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp ủy có thẩm quyền…
Đặc biệt, dù chi bộ họp chậm, cấp ủy chuẩn y chậm thì Đảng viên dự bị khi đã đủ điều kiện công nhận là Đảng viên chính thức vẫn được công nhận đúng thời điểm hết 12 tháng dự bị.
Thời hạn tổ chức lễ kết nạp đảng viên
Căn cứ Mục 4 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 về việc thi hành điều lệ Đảng về thời hạn tổ chức lễ kết nạp đảng viên, xét công nhận đảng viên chính thức, tính tuổi đảng của đảng viên được quy định như sau:
“4. Điều 5: Về thời hạn tổ chức lễ kết nạp đảng viên, xét công nhận đảng viên chính thức, tính tuổi đảng của đảng viên
(Khoản 1): Thời hạn tổ chức lễ kết nạp.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định kết nạp đảng viên của cấp uỷ có thẩm quyền, chi bộ phải tổ chức lễ kết nạp cho đảng viên. Nếu để quá thời hạn nêu trên phải báo cáo và được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý.
(Khoản 2): Thời điểm công nhận đảng viên chính thức.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày đảng viên hết 12 tháng dự bị, chi bộ phải xét và đề nghị công nhận chính thức cho đảng viên; nếu không đủ điều kiện công nhận là đảng viên chính thức thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên.
Đảng viên dự bị đủ điều kiện được công nhận là đảng viên chính thức, dù chi bộ họp chậm, cấp uỷ có thẩm quyền chuẩn y chậm, vẫn được công nhận đảng viên chính thức đúng thời điểm hết 12 tháng dự bị.
Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới đã qua 3 lần biểu quyết nhưng không đủ hai phần ba số đảng viên chính thức hoặc cấp uỷ viên tán thành công nhận một đảng viên dự bị là đảng viên chính thức hoặc đề nghị xoá tên trong danh sách đảng viên thì báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp và cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, quyết định.”
Như vậy, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định kết nạp đảng viên của cấp uỷ có thẩm quyền, chi bộ phải tổ chức lễ kết nạp cho đảng viên.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thời hạn xóa kỷ luật đảng viên là bao lâu?
- Thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức
- Thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện chi tiết 2023
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục kết nạp đảng chi tiết, nhanh chóng năm 2023” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như kết hôn với người Nhật Bản cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Theo điểm 5.1 Mục 5 Hướng dẫn 01-HD/TW, việc biểu quyết để ban hành nghị quyết hoặc quyết định đề nghị kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, xóa tên trong danh sách đảng viên được thực hiện bằng 01 trong 02 hình thức:
– Bỏ phiếu kín;
– Biểu quyết bằng thẻ đảng viên.
Hình thức biểu quyết do hội nghị chi bộ và hội nghị của cấp ủy quyết định. Trường hợp biểu quyết không đủ tỷ lệ theo quy định để ban hành nghị quyết hoặc quyết định thì phải báo cáo đầy đủ kết quả biểu quyết lên cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định Đảng viên có quyền:
– Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
– Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
– Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
– Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.