Thủ tục làm thẻ căn cước công dân lần đầu mới năm 2023

bởi Ngọc Gấm
Thủ tục làm thẻ căn cước công dân lần đầu mới năm 2023

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về thủ tục làm thẻ căn cước công dân lần đầu mới năm 2023. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay có rất nhiều bậc phụ huynh muốn làm căn cước công dân cho con của mình khi chúng đủ 14 tuổi, tuy nhiên do sự thay đổi của pháp luật, cho nên đã khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lúng túng không biết phải đăng ký làm căn cước công dân cho con của mình như thế nào. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì thủ tục làm thẻ căn cước công dân lần đầu mới năm 2023 như thế nào?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về thủ tục làm thẻ căn cước công dân lần đầu mới năm 2023. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Thẻ căn cước công dân là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân 2014 quy định thẻ căn cước công dân như sau:

– Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật căn cước công dân 2014.

Hiện nay theo quy định của pháp luật, Việt Nam hiện có 02 loại thẻ căn cước công dân:

  • Thẻ căn cước công dân có gắn chip (đang được cấp và sử dụng phổ biến);
  • Thẻ căn cước công dân mã vạch (ngừng cấp từ 23/01/2021).

Độ tuổi làm căn cước công dân lần đầu tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:

– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

Và theo quy định tại Điều 21 Luật căn cước công dân 2014 quy định như sau:

– Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật căn cước công dân 2014 thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

– Lần lượt với các mốt thời gian sau người dân phải đi làm lại (cấp đổi) thẻ căn cước công dân:

  • Thẻ Căn cước công dân được cấp từ đủ 23 – 25 tuổi.
  • Thẻ Căn cước công dân được cấp từ đủ 38 – 40 tuổi.
  • Thẻ Căn cước công dân được cấp từ đủ 58 – 60 tuổi.

Như vậy thông qua quy định trên ta biết được khi công dân Việt Nam đã đủ 14 tuổi thì đã có thể tiến hành làm thẻ căn cước công dân.

Quy định về việc cung cấp thông tin để làm căn cước công dân tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về việc thu thập, cập nhật thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân như sau:

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin của công dân vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân qua công tác thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

– Thông tin của công dân thu thập qua công tác thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân phải bảo đảm đầy đủ, chính xác và đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn theo quy định.

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về việc cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân như sau:

– Các trường hợp được cung cấp thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân:

  • Công an các đơn vị, địa phương để phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân.
  • Cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
  • Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
  • Công dân được cung cấp thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
  • Cơ quan, tổ chức và công dân không thuộc quy định tại các điểm a, b, c, d Khoản này có nhu cầu cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải được công dân đó đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

– Thủ tục cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân:

  • Cơ quan, tổ chức có nhu cầu cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải có văn bản đề nghị, nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần cung cấp, cam đoan chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được cung cấp. Trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này phải có văn bản đồng ý có công chứng hoặc chứng thực của công dân được đề nghị cung cấp thông tin và được sự đồng ý của người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Thông tư này.
  • Công dân có nhu cầu cung cấp thông tin của mình thì có văn bản yêu cầu nêu rõ mục đích, nội dung thông tin cần cung cấp; xuất trình thẻ Căn cước công dân để cơ quan Công an kiểm tra, xác định đúng người đề nghị cung cấp thông tin.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu khai thác, người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Thông tư này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản kết quả khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về thẩm quyền cho phép cung cấp, kết nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân như sau:

  • Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền cho phép cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân (trừ thông tin về ảnh chân dung và vân tay) của công dân đang thường trú trong phạm vi cấp huyện.
  • Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân (trừ thông tin về ảnh chân dung và vân tay) của công dân đang thường trú trong phạm vi cấp tỉnh.
  • Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có thẩm quyền cho phép cung cấp thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân trên phạm vi toàn quốc; cho phép kết nối, chia sẻ thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân với các cơ sở dữ liệu khác sau khi có ý kiến đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an.
Thủ tục làm thẻ căn cước công dân lần đầu mới năm 2023
Thủ tục làm thẻ căn cước công dân lần đầu mới năm 2023

Nguyên tắc cấp thẻ căn cước công dân tại Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định về nguyên tắc thực hiện trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
– Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân phải tuân thủ quy định của Luật Căn cước công dân và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến công tác cấp, quản lý căn cước công dân.
– Cơ quan Công an tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân khi thực hiện thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân bảo đảm nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
– Cán bộ thực hiện công tác cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân phải chịu trách nhiệm về việc hướng dẫn, trả lời công dân hoặc các đề xuất của mình.
– Cán bộ thực hiện công tác cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thường xuyên phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để cập nhật những thay đổi, bổ sung thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác cấp, quản lý căn cước công dân.
– Cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân không được thực hiện sao chép trái phép dữ liệu cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trong các thiết bị thu nhận hồ sơ căn cước công dân.

Giá trị sử dụng của thẻ căn cước công dân tại Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân như sau:
– Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
– Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
– Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.

Thủ tục làm thẻ căn cước công dân lần đầu mới năm 2023

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Sổ hộ khẩu (nếu có);
  • Giấy khai sinh.

Thủ tục làm thẻ căn cước công dân gắn chip:

Theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định về việc cấp thẻ căn cước công dân có gắn chip lần đầu như sau:

  • Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ CCCD.

– Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân.

– Trường hợp công dân đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

  • Bước 2: Tiếp nhận đề nghị cấp CCCD.

Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ:

– Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ;

– Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp thẻ;

– Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp thẻ (như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh…).

  • Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay.

– Cán bộ tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD cho công dân kiểm tra, ký tên. Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự. Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.

Bước 4: Trả kết quả.

– Công dân nộp lệ phí, sau đó nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân. Người dân đi nhận CCCD tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trên giấy hẹn hoặc trả qua đường bưu điện (công dân tự trả phí).

  • Lệ phí: Miễn phí (khoản 2 Điều 32 Luật Căn cước công dân).
  • Thời hạn giải quyết: Tối đa 8 ngày làm việc (Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA).

Thủ tục làm căn cước công dân lần đầu online mới năm 2023

  • Bước 1: Bạn cần tạo một tài khoản cá nhân trên Cổng dịch vụ công Quốc gia
  1. Truy cấp vào trang web https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html.
  2. Nhấn vào mục Đăng ký để tạo tài khoản.
  3. Chọn mục Công dân, sau đó chọn mục Thuê bao di động.
  4. Tiến hành điền các thông tin trên mục đăng ký, sau đó chọn mục Đăng ký.
  5. Xác thực bằng mã OTP, sau đó bấm Xác nhận.
  6. Tạo tên đăng nhập bằng số thẻ Chứng minh nhân dân; sau đó tạo mật khẩu; sau đó chọn mục đăng nhập.
  • Bước 2: Bạn truy cập vào trang web Cổng dịch vụ công Quốc gia
  1. Truy cập vào trang web https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html.
  2. Phần cột CÔNG DÂN chọn mục CƯ TRÚ VÀ GIẤY TỜ TUỲ THÂN.
  3. Chọn tiếp mục CĂN CƯỚC CÔNG DÂN/CHỨNG MINH NHÂN DÂN.
  4. Chọn mục làm căn cước công dân mà bạn muốn. Ví dụ ta chọn mục CẤP THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN KHI CHƯA CÓ THÔNG TIN TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ (THỰC HIỆN TẠI CẤP TỈNH).
  5. Chọn mục NỘP TRỰC TUYẾN bên góc phải màn hình.
  6. Chọn lý do thực hiện đăng ký.
  7. Nhập thông tin cá nhân và chọn cấp thực hiện CẤP TỈNH, cơ quan tiếp nhận thì chọn TỈNH BẠN ĐANG CƯ TRÚ, tiếp đến chọn ĐỊA CHỈ và SỐ ĐIỆN THOẠI.
  8. Nhấn mục ĐỒNG Ý VÀ TIẾP TỤC ở góc dưới phải màn hình.
  9. Tiệp tục việc điền các thông tin cá nhân.
  10. Kiểm tra lại thông tin và bấm mục NỘP HỒ SƠ ở góc dưới phải màn hình.
  11. Lưu ý SỐ HỒ SƠ và SỐ TÀI KHOẢN hiện ra màn hình, in phiếu tiếp nhận. Việc của bạn là in ra hoặc lưu về để khi đến cơ quan công an làm CCCD vào đúng ngày đăng ký thì bạn sẽ trình ra để được cơ quan công an hỗ trợ làm CCCD một cách nhanh nhất.

Hiện nay mặc dù đã có các hướng dẫn hình thức đăng ký làm căn cước công dân lần đầu online, nhưng do nhiều yếu tố khách quan nên trên thực tế nhiều tỉnh thành tại Việt Nam vẫn chưa áp dụng được hình thức đăng ký làm căn cước công dân lần đầu online được.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Vấn đề “Thủ tục làm thẻ căn cước công dân lần đầu mới năm 2023” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới đăng ký bản quyền Bắc Giang. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nơi làm thẻ căn cước công dân trực tiếp tại Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:
– Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
Và theo quy định tại Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:
– Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.
Như vậy, từ ngày 01/7/2021, ngày mà Thông tư 59/2021/TT-BCA có hiệu lực, công dân có thể yêu cầu cấp CCCD gắn chip tại nơi thường trú hoặc tạm trú.

Thời hạn cấp đổi thẻ căn cước công dân lần đầu khi hết hạn sử dụng?

Thẻ Căn cước công dân được cấp từ đủ 14 tuổi đến trước 23 tuổi: Từ 23 – 25 tuổi.
Thẻ Căn cước công dân được cấp từ 23 tuổi đến trước 38 tuổi: Từ 38 – 40 tuổi.
Thẻ Căn cước công dân được cấp từ 38 tuổi đến trước 58 tuổi: Từ 58 – 60 tuổi.
Thẻ Căn cước công dân được cấp từ đủ 58 tuổi trở đi: Có giá trị sử dụng cho đến khi chết (trừ trường hợp Căn cước công dân bị mất hoặc hư hỏng).

Căn cước công dân gắn chíp có định vị không?

Theo quy định tại Công văn số 671/UBND-NCPC ngày 9.3.2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tuyên truyền dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân có nêu: Chip gắn trên thẻ căn cước công dân không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân.
Như vậy thông qua quy định này ta biết được thực chất thông tin căn cước công dân gắn chíp có định vị là hoàn toàn sai sự thật.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm