Khi tham gia giao thông, có một số lỗi nếu chúng ta vi phạm sẽ bị tạm giữ phương tiện giao thông. Sau khi hết thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông, người vi phạm cần làm gì để nhận lại xe bị tạm giữ. Đó chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về “Thủ tục lấy xe bị tạm giữ như thế nào?” qua bài viết sau nhé!
Thủ tục lấy xe bị tạm giữ
Căn cứ Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, việc tạm giữ phương tiện chỉ được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết sau đây:
1- Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;
2- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
3- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt với hình thức phạt tiền cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm nộp phạt xong.
Khi tạm giữ phương tiện, bắt buộc phải lập biên bản. Trong đó phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của phương tiện bị tạm giữ, phải có chữ kỹ của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm…
Đồng thời, khi phương tiện bị tạm giữ, chủ phương tiện phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản phương tiện… trong thời gian phương tiện bị tạm giữ.
Theo quy định tại điều 10 Thông tư 47/2014/TT-BCA, khi đến nhận lại tang vật, phương tiện, tổ chức, cá nhân vi phạm phải nộp phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.
Hiện nay, giá giữ xe vi phạm giao thông tại Hà Nội được quy định tại Quyết định 44/2017/QĐ-UBND, cụ thể:
Nội dung thu | Đơn vị tính | Mức thu |
– Xe máy, xe lam | đồng/xe/ngày đêm | 8.000 |
– Xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện, xe xích lô | đồng/xe/ngày đêm | 5.000 |
– Xe ô tô đến 9 ghế ngồi và xe tải từ 2 tấn trở xuống | đồng/xe/ngày đêm | 70.000 |
– Xe từ 10 ghế ngồi trở lên và xe tải trên 2 tấn trở lên | đồng/xe/ngày đêm | 90.000 |
Thủ tục nhận lại xe bị tạm giữ như thế nào?
Trình tự, thủ tục lấy xe bị tạm giữa được quy định tại điều 9 thông tư 47/2014/TT-BCA, cụ thể như sau:
Điều 9. Trình tự, thủ tục trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ
1. Việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.
2. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau:
a) Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận. Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.
c) Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA thì trình tự và thủ tục trả lại phương tiện bị tạm giữ như sau:
– Việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.
– Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau:
+ Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.
Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
+ Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.
+ Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
Thời gian tạm giữ phương tiện là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ, vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh có thể kéo dài thời hạn tạm giữ nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Do đó sau khi hết thời gian tạm giữ phương tiện, người vi phạm đến địa điểm theo như thông tin ghi trên quyết định tạm giữ phương tiện để nhận lại phương tiện.
Khi đi cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ gồm: Quyết định trả lại phương tiện, Chứng minh nhân dân (Căn cước công dân), giấy tờ xe. Nếu không có chứng minh nhân dân thì bạn phải có giấy tờ khác chứng minh nhân thân như xác nhận nhân thân của công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú; thẻ Đảng viên…
Mời bạn xem thêm bài viết
- Tội hủy hoại tài sản
- Vốn điều lệ là gì?
- Làm giấy tờ xe máy hết bao nhiêu tiền?
- Xe đạp máy được hiểu như thế nào là đúng?
- Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất vườn
- Mẫu soạn thảo văn bản Kế hoạch
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Lỗi nào thì bị giữ xe ô tô?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, quy định tạm ngừng kinh doanh, thành lập cty, đăng ký nhãn hiệu hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trong thời hạn 10 ngày từ ngày nhận được quyết định/biên bản xử phạt thì người vi phạm có nghĩa vụ thực hiện việc nộp phạt
Điều 78 luật này quy định: nếu trong thời hạn nêu trên mà người vi phạm không thực hiện theo quyết định (nộp phạt) thì sẽ bị áp dụng các chế tài sau:
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt;
Phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp cho mỗi ngày chậm nộp.
=> Số tiền nộp phạt khi chậm nộp sẽ được tính theo công thức:
Số tiền nộp phạt = Tổng số tiền phạt chưa nộp + (Tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp).
Pháp luật không quy định bên giữ tài sản có quyền được giữ giấy tờ xe của bạn đồng thời pháp luật cũng không quy định việc bạn phải giao giấy tờ xe khi được bồi thường do người gửi giữ làm mất. Do đó nếu không có thỏa thuận khác, bạn không cần phải giao giấy tờ xe khi được bồi thường. Trường hợp vẫn không tự thỏa thuận được, bạn có quyền yêu cầu Cơ quan công an giải quyết cho bạn.
Thời gian giữ phương tiện gây tai nạn phụ thuộc vào quá trình giải quyết vụ án. Nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lại phương tiện cho bạn. Trong trường của bạn thì nếu nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là lỗi của phía người đi xe máy mà bạn không có hành vi vi phạm thì bạn có thể làm đơn đến phía cơ qian công an để xin nhận lại phương tiện và giấy tờ.