Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 2024

bởi Anh
Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 2024

Bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh lớn dành cho nhiều đối tượng người lao động có thể tham gia. Hiện nay có hai dạng bảo hiểm xã hội là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc người lao động sẽ tham gia theo doanh nghiệp và nhận được hỗ trợ của doanh nghiệp khi tham gia. Còn bảo hiểm xã hội tự nguyện là những người làm lao động tự do có nhu cầu có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng lương hưu khi về già. Vậy trong trường hợp bạn đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và không muốn tham gia nữa thì phải làm như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết “Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 2024” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  •  Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

Ngừng đóng bảo hiểm xã hội là gì?

Nhiều người khi tham gia bảo hiểm xã hội thường ngừng đóng hoặc không thể đóng tiếp vì nhiều lý do khác nhau. Trong trường hợp này bạn sẽ phải thực hiện thủ tục để việc ngừng đóng bảo hiểm xã hội của bạn là phù hợp với quy định của pháp luật và có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội khi phù hợp.

Ngừng đóng bảo hiểm xã hội hay còn gọi là chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) là việc tất toán và chấm dứt quá trình đóng BHXH của người lao động tại Cơ quan BHXH mà đơn vị đang thực hiện đóng BHXH. Việc này được thực hiện khi người lao động nghỉ việc tại đơn vị hoặc nghỉ hưu khi đủ điều kiện.

Đây là trách nhiệm của người sử dụng lao động và cần được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 48 Bộ Luật lao động 2019.

Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm tiến hành xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc, đồng thời tiến hành trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

Như vậy, trách nhiệm chốt sổ BHXH do người sử dụng lao động thực hiện hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH và trả lại sổ BHXH cho người lao động trong thời hạn quy định. Người lao động không thể tự mình thực hiện việc chốt bảo hiểm xã hội.

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 2024
Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 2024

>> Xem thêm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Điều kiện để người lao động được chốt sổ bảo hiểm là gì?

Không phải ai cũng có đủ điều kiện để chốt sổ bảo hiểm xã hội. Nhiều trường hợp khi xét các tiêu chí để chốt sổ thì không đủ điều kiện dẫn đến việc ảnh hưởng đến những quyền lợi về sau của mình. Vậy những tiêu chí nào là quan trong khi cần thực hiện ngừng đóng bảo hiểm xã hội?

Để được chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động phải thỏa mãn các điều kiện sau:

1) Người lao động đã nghỉ việc tại đơn vị hoặc nghỉ hưu khi đủ điều kiện.

2) Người sử dụng lao động đã đóng đầy đủ tiền BHXH cho người lao động tính đến tháng cuối cùng mà người lao động làm việc. Trường hợp đơn vị nợ đóng BHXH vẫn được chốt sổ bảo hiểm cho người lao động.

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 2024
Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 2024

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 2024

Để việc ngừng đóng bảo hiểm xã hội của bạn hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật cũng như đảm bảo bạn có đủ điều kiện cần thiết để thực hiện các quyền của mình với quãng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội thì bạn có thể thực hiện theo những bước theo hướng dẫn đưới đây của chúng tôi:

Chốt sổ BHXH cho người lao động là việc người sử dụng lao động xác nhận lại quá trình tham gia Bảo hiểm xã hội của người lao động với cơ quan BHXH khi họ chấm dứt hợp đồng lao động hoặc có yêu cầu được chốt sổ để hưởng quyền lợi BHXH. Và người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Để chốt sổ BHXH cho người lao động, người sử dụng lao động cần thực hiện quy trình chốt sổ BHXH theo 02 bước như sau:

Bước 1: Báo giảm lao động: Đơn vị sử dụng lao động cần làm thủ tục báo giảm lao động tham gia BHXH bằng cách nộp bộ hồ sơ tới cơ quan BHXH nơi đơn vị tham gia.

Căn cứ theo Quyết định số 896/QĐ-BHXH năm 2021, hồ sơ báo giảm lao động gồm:

1) 01 Phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 600a

2) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT, BHTN theo mẫu TK1-TS (do người lao động chuẩn bị khi chưa được cấp mã số BHXH). Nếu đã có mã số BHXH người lao động chỉ phải cung cấp mã số BHXH cho đơn vị.

3) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BH Thất nghiệp, BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mẫu D02-TS

4) Bảng kê thông tin theo mẫu D01-TS.

Bước 2: Chốt sổ bảo hiểm xã hội: Sau khi báo giảm BHXH thành công, người sử dụng lao động cần nộp 01 bộ hồ sơ chốt sổ BHXH mới nhất 2024 theo hướng dẫn tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH. Theo đó, hồ sơ chốt sổ BHXH gồm các giấy tờ sau:

1) Phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 620 (1 bản)

2) Sổ BHXH (mẫu sổ cũ, 01 sổ/người) hoặc tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới, 01 tờ) kèm theo các tờ rời sổ BHXH (1 bản/người).

3) Danh sách xác nhận bổ sung quá trình đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN theo mẫu DS-XNBS.

4) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS (1 bản/người);

5) Đơn vị lập danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN theo mẫu D02-TS (1 bản).

Hồ sơ sau đó gửi tới cơ quan BHXH quản lý để được xác nhận sổ BHXH theo quy định.

Hình thức gửi hồ sơ: Đối với hồ sơ giấy, doanh nghiệp thông báo cho cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ bưu chính đến nhận hồ sơ trực tiếp tại đơn vị.​ Còn đối với hồ sơ điện tử đơn vị thực hiện nộp hồ sơ điện tử qua mạng internet thông qua phần mềm bảo hiểm xã hội do tổ chức I-VAN ký hợp đồng với BHXH Việt Nam cũng cấp.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 2024. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính và thu nhập của mình.
Chế độ BHXH tự nguyện giúp người tham gia có quyền lợi về hưu trí và tử tuất khi không còn khả năng lao động. Dưới đây là một số quyền lợi đối với người tham gia BHXH tự nguyện.

Những lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện là gì?

Người tham gia sẽ được hưởng những lợi ích sau khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
1 – Hưởng lương hưu hàng tháng khi về già, nếu bạn đủ điều kiện về tuổi và thời gian đóng BHXH. Mức lương hưu được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Lương hưu còn được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế.
2 – Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí trong suốt thời gian hưởng lương hưu. Bạn sẽ được miễn phí hoặc giảm giá khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập.
3 – Được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí khi tham gia BHXH tự nguyện. Mức hỗ trợ được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian tối đa 10 năm.
4 – Hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất khi chết. Người lo mai táng sẽ nhận được một khoản trợ cấp bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người tham gia chết.
Thân nhân của người tham gia sẽ nhận được một khoản trợ cấp tuất một lần, được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 – 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
5 – Hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong một số trường hợp đặc biệt, như không muốn tiếp tục tham gia, ra nước ngoài để định cư, hoặc mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
Mức hưởng được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 – 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm