Hợp tác xã (HTX) là mô hình sản xuất lâu đời và được khuyến khích phát triển ở Việt Nam. Đây là một mô hình kinh tế rất phổ biến vì nó tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân và giúp xây dựng xã hội, xây dựng sự ổn định. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuỳ từng giai đoạn HTX có thể tăng, giảm vốn ban đầu để đáp ứng nhu cầu của HTX bất cứ lúc nào thuận tiện. Bài viết này Luật sư X sẽ hướng dẫn về thủ tục tăng vốn điều lệ hợp tác xã năm 2023. Nó sẽ mang lại rất nhiều thông tin hữu ích đến với bạn đọc.
Vốn điều lệ của Hợp tác xã là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2012 quy định vốn điều lệ là tổng số vốn do thành viên, Hợp tác xã thành viên góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã.
Vốn góp là tiền đồng Việt Nam, các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn.
Giá trị vốn góp bằng các loại tài sản khác được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã với thành viên, Hợp tác xã thành viên hoặc thông qua tổ chức thẩm định.
Hợp tác xã có thể huy động vốn qua những phương thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 83/2015/TT-BTC về huy động vốn và các khoản trợ cấp, hỗ trợ như sau:
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quyền huy động vốn theo quy định của pháp luật để phục vụ sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả đầy đủ cho chủ nợ theo cam kết trong hợp đồng.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ưu tiên huy động vốn từ thành viên, hợp tác xã thành viên để đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở thỏa thuận với thành viên, hợp tác xã thành viên theo trình tự, thủ tục như đối với trường hợp huy động vốn từ tổ chức, cá nhân trong nước.
Trường hợp huy động vốn từ thành viên, hợp tác xã thành viên chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được huy động vốn từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật và điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Phương thức huy động vốn: Huy động vốn từ các thành viên, hợp tác xã thành viên; vay vốn của các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính khác, các cá nhân, tổ chức ngoài hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
4. Nguyên tắc huy động vốn:
a) Việc huy động vốn phải có phương án được đại hội thành viên hay hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) phê duyệt theo thẩm quyền được phân cấp tại điều lệ và quy chế quản lý tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đảm bảo vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả.
b) Việc vay vốn của tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thực hiện thông qua hợp đồng vay vốn với tổ chức kinh tế, cá nhân cho vay theo quy định của pháp luật.
c) Việc huy động vốn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp nhận các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo thỏa thuận, phù hợp với quy định của pháp luật.
6. Việc quản lý các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước được thực hiện như sau:
a) Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước được tính vào tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
b) Khoản hỗ trợ của Nhà nước phải hoàn lại được tính vào số nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Hợp tác xã có thể huy động vốn theo các cách sau: Vay các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác, cá nhân, tổ chức không hợp tác, hợp tác xã và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
Thủ tục tăng vốn điều lệ hợp tác xã năm 2023
Khi tăng vốn điều lệ hợp tác xã, người đại diện theo pháp luật của Hợp tác xã phải đăng ký với Cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi Hợp tác xã đặt trụ sở chính trong thời hạn 15 ngày căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/ 2014/ TT-BKHĐT.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hợp tác xã phải nộp một bộ hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã;
- Nghị quyết của đại hội thành viên hoặc quyết định của hội đồng quản trị về việc thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Sau khi nộp hồ sơ thì cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi Hợp tác xã đặt trụ sở chính là cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Việc nộp, giải quyết hồ sơ được thực hiện theo trình tự, thủ tục đúng với quy định của pháp luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký Hợp tác xã thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của Hợp tác xã và cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho Hợp tác xã.
Nếu không thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của Hợp tác xã thì Cơ quan đăng ký Hợp tác xã phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Hợp tác xã biết.
Bước 3: Trả kết quả
Thẩm quyền và cách thức tăng vốn điều lệ hợp tác xã
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 và Khoản 7 Điều 32 Luật Hợp tác xã thì Vốn điều lệ là tổng số vốn do thành viên, Hợp tác xã thành viên góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Đại hội thành viên quyết định Tăng vốn điều lệ, thẩm quyền quyết định và phương thức huy động vốn.
Cách thức tăng vốn điều lệ Hợp tác xã gồm:
- Đại hội thành viên thực hiện quyết định tăng mức vốn góp tối thiểu;
- Huy động thêm vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên;
Đối với hai trường hợp trên, trong việc góp vốn của các thành viên thì tài sản có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật hoặc các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Giá trị vốn góp bằng tài sản khác được xác định theo nguyên tắc thoản thuận giữa Hợp tác xã với thành viên hoặc thông qua tổ chức thẩm định.
- Kết nạp thêm thành viên HTX, liên hiệp HTX.
Cũng có thể làm thủ tục tăng vốn ban đầu bằng cách gia nhập thành viên mới hoặc hợp tác xã thành viên, trong trường hợp này hợp tác xã có thể giảm rủi ro cho thành viên mới.
Trường hợp đã huy động vốn từ xã viên, hợp tác xã trực thuộc mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu thì để tiếp tục hoạt động, hợp tác xã có thể tìm nguồn vốn huy động khác từ các nguồn tài trợ. Đặc biệt, hợp tác xã được nhận các khoản tài trợ, hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nếu có thỏa thuận theo quy định của pháp luật.
- Việc quản lý các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước được thực hiện như sau:
- Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước được tính vào tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Khoản hỗ trợ của Nhà nước phải hoàn lại được tính vào số nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Việc quản lý, sử dụng các khoản trợ cấp, hỗ trợ có yếu tố nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Vốn pháp định có phải vốn điều lệ không theo quy định năm 2022?
- Quy định về tăng vốn điều lệ công ty TNHH như thế nào?
- Khai khống vốn điều lệ có được không?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục tăng vốn điều lệ hợp tác xã năm 2023” hoặc các dịch vụ khác như là Thủ tục hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 3 Thông tư 83/2015/TT-BTC quy định vốn hoạt động của hợp tác xã như sau:
1. Vốn hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên, vốn huy động, vốn tích lũy, các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; các khoản được tặng, cho và các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Điều lệ, quy chế quản lý tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng vốn hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phù hợp với quy định của Luật Hợp tác xã và quy định của pháp luật có liên quan.
Căn cứ Khoản 3 Điều 17 Luật hợp tác xã 2012 quy định về vốn điều lệ như sau:
– Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
– Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
– Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.
Căn cứ Điều 2 Thông tư 83/2015/TT-BTC quy định vốn điều lệ của hợp tác xã như sau:
1. Vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là tổng số vốn do thành viên hợp tác xã (sau đây gọi là thành viên), hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi là hợp tác xã thành viên) góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Việc xác định giá trị vốn góp thực hiện theo quy định tại Điều 42 Luật Hợp tác xã.
2. Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định áp dụng đối với ngành, nghề đó.
3. Việc tăng, giảm vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do đại hội thành viên quyết định theo quy định tại Điều 43 Luật Hợp tác xã.