Ngày nay, nhiều nhà hảo tâm muốn góp một phần công sức của mình để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, cũng như giúp khắc phục những sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn. Vì vậy, nhiều tổ chức từ thiện đã được thành lập để giúp đỡ những người kém may mắn và giúp khắc phục những khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và tai nạn. Vậy Thủ tục thành lập trung tâm từ thiện như thế nào? Cùng LSX tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về trung tâm từ thiện
Hiện nay, pháp luật không thấy có quy định về “thành lập trung tâm từ thiện”. mà tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện có quy định về thành lập quỹ từ thiện.
Quỹ: Là tổ chức phi chính phủ do cá nhân, tổ chức tự nguyện góp một phần tài sản nhất định để thành lập hoặc thành lập thông qua di chúc, hiến, tặng tài sản thành lập quỹ, có mục đích tổ chức, hoạt động theo quy định tại Điều 3 Nghị định này, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ.
Quỹ từ thiện: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của quỹ từ thiện
– Thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
– Tự nguyện, tự chủ, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình.
– Tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật và điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.- Công khai, minh bạch về tổ chức, hoạt động và thu, chi tài chính, tài sản của quỹ.
– Không phân chia tài sản.
Quyền hạn và nghĩa vụ của quỹ từ thiện
– Quyền hạn của quỹ:
- Tổ chức, hoạt động theo pháp luật và điều lệ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
- Vận động quyên góp, tài trợ cho quỹ; tiếp nhận tài sản do các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước tài trợ, hiến, tặng hoặc bằng các hình thức khác theo đúng mục đích của quỹ và quy định của pháp luật. Tổ chức các hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo tồn và tăng trưởng tài sản quỹ;
- Được thành lập pháp nhân trực thuộc theo quy định của pháp luật;
- Được quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật;
- Quỹ được phối hợp với cá nhân, tổ chức để vận động quyên góp, vận động tài trợ cho quỹ hoặc để triển khai các đề án, dự án cụ thể của quỹ theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với các địa phương, tổ chức, cá nhân cần sự trợ giúp để xây dựng và thực hiện các đề án tài trợ theo mục đích hoạt động của quỹ.
– Nghĩa vụ của quỹ:
- Quỹ hoạt động trong lĩnh vực nào thì phải chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước về ngành, lĩnh vực đó và chỉ được tiếp nhận tài trợ, vận động tài trợ trong phạm vi hoạt động theo điều lệ của quỹ;
- Thực hiện tài trợ đúng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức đã ủy quyền phù hợp với mục đích của quỹ;
- Quỹ được thành lập từ các nguồn tài sản hiến, tặng hoặc theo hợp đồng ủy quyền, di chúc mà không tổ chức quyên góp và nhận tài trợ thì hàng năm phải dành tối thiểu 5% tổng số tài sản để tài trợ cho các chương trình, dự án phù hợp với mục đích hoạt động của quỹ;
- Lưu trữ và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, các chứng từ, tài liệu về tài sản, tài chính của quỹ, nghị quyết, biên bản về các hoạt động của quỹ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Sử dụng tài sản, tài chính tiết kiệm và hiệu quả theo đúng mục đích của quỹ; nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê theo quy định của pháp luật; phải đăng ký mã số thuế và kê khai thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân tài trợ và cộng đồng theo quy định của pháp luật. Có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ quỹ và báo cáo kết quả giải quyết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Hàng năm, quỹ có trách nhiệm công khai các khoản đóng góp trên phương tiện thông tin đại chúng trước ngày 31 tháng 3;
- Khi thay đổi trụ sở chính hoặc Giám đốc quỹ, quỹ phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ;
- Hàng năm, quỹ phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và tài chính với cơ quan cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực hoạt động của quỹ và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi quỹ đặt trụ sở trước ngày 31 tháng 12;
- Công bố về việc thành lập quỹ theo quy định tại Điều 22 Nghị định này;
- Thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến tổ chức, hoạt động của quỹ và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ quỹ.
Thủ tục thành lập trung tâm từ thiện như thế nào?
Hồ sơ thành lập quỹ
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ thành lập quỹ được lập thành 01 bộ và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này.
Hồ sơ thành lập quỹ, gồm:
- Đơn đề nghị thành lập quỹ;
- Dự thảo điều lệ quỹ;
- Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;
- Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 11, Điều 12 hoặc Điều 13 Nghị định này. Sáng lập viên thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
- Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ;
- Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ.
Bước 2: Nộp Hồ sơ
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Khi tiếp nhận hồ sơ về quỹ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này có trách nhiệm lập phiếu tiếp nhận hồ sơ để làm căn cứ xác định thời hạn giải quyết. Nội dung phiếu tiếp nhận hồ sơ gồm: Ngày, tháng, năm và phương thức tiếp nhận; thông tin về hồ sơ; thông tin bên gửi, bên nhận. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại Điều 15 Nghị định này thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Chậm nhất sau 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này có trách nhiệm cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Đối với quỹ được thành lập mới thì giấy phép thành lập quỹ đồng thời là giấy công nhận điều lệ quỹ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục thành lập trung tâm từ thiện như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như thủ tục đăng ký tạm trú cho người ngoại tỉnh.Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 của Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định: Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Như vậy theo pháp luật hiện hành cá nhân có thể vận động quyên góp từ thiện. Nghị định 93/2021/NĐ-CP cũng thể hiện rõ, cá nhân được quyền kêu gọi quyên góp từ thiện nhưng phải đáp ứng các điều kiện cụ thể.
Đó là, khi vận động, tiếp nhận tiền, hiện vật từ thiện, cá nhân phải thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền) và địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật) và thời gian cam kết phân phối. Cá nhân phải gửi văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú theo mẫu
– Thông báo ban hành kèm theo Nghị định này. UBND cấp xã có trách nhiệm theo dõi và cung cấp thông tin cho các nhà hảo tâm và cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát.
– Cá nhân phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện. Đồng thời, phải có biên nhận các khoản quyên góp nếu các nhà hảo tâm có yêu cầu.
– Đặc biệt, sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận quyên góp đã cam kết, không được phép tiếp nhận thêm tiền ủng hộ và phải thông báo đến ngân hàng nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận tiền ủng hộ.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên quỹ; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; thu hồi giấy phép thành lập, đối với:
– Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh;
– Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
– Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
– Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã.