Xin chào Luật sư, hiện tại công ty chỗ tôi đang gặp một vấn đề đó là: công ty chúng tôi đang có 10000 lô hàng (thuốc tân dược) đã hết hạn sử dụng hoàn toàn và công ty không thể thanh lý hay giải quyết được nên công ty đưa ra phương án cuối đó là tiêu hủy hết. Vậy cho tôi hỏi các trường hợp cần phải tiêu huỷ hàng hoá và thủ tục tiêu hủy thuốc tân dược đã hết hạn sử dụng như thế nào? Xin được giải đáp.
Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết “Thủ tục tiêu hủy thuốc tân dược đã hết hạn sử dụng” dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 11/2018/TT-BYT
Tiêu hủy hàng hóa được hiểu là gì?
– Tiêu hủy hàng hóa là xử lý một loại hàng hóa nào đó bằng các phương pháp tiêu hủy đúng theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo hàng hóa không sử dụng lại với mục đích ban đầu.
– Như đã trao đổi ở trên tiêu hủy hàng hóa chủ yếu vì một số lý do sau:
+ Hàng hóa, nguyên liệu hết hạn sử dụng ghi trên các giấy tờ có giá trị chứng minh thời hạn sử dụng và phải căn cứ vào các quy định của pháp luật khác (nếu có) kèm theo;
+ Hủy hàng do tạm nhập về sản xuất theo hình thức tạm nhập tái xuất nhưng nguyên liệu nhập về dư hoặc không sản xuất hàng hóa đó;
+ Hàng hóa không được lưu hành trên thị trường, hàng hóa có vi phạm về thuế, xuất nhập khẩu;
+ Doanh nghiệp chủ động hủy hàng do dừng bán dòng sản phẩm trên thị trường, trong quá trình sản xuất bị lỗi mà cần phải tiêu hủy hàng hóa bị lỗi đó;
+ Hàng hóa bị hư hại vì nguyên nhân, sự cố khách quan như do sự cố cháy nổ, lũ lụt, thiên tai, hỏa hoạn khiến cho công năng sử dụng của hàng hóa mất đi, thay đổi hoặc không đáp ứng được các tiêu chuẩn và cần phải loại bỏ.
Ví dụ: Thịt, cá, bánh kẹo và những sản phẩm tươi sống là những loại hàng hóa dễ hết hạn sử dụng nhất. Còn đối với sản phẩm lỗi có thể kể đến giày dép, quần áo, …
– Tùy thuộc vào các loại hàng hóa và ảnh hưởng của hàng hóa đó khi tiêu hủy để đảm bảo sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. Các phương pháp tiêu hủy hàng hóa có thể kể đến như:
+ Nếu hàng hóa thuộc loại hóa mỹ phẩm – thực phẩm có trạng thái lỏng thì có thể áp dụng giải pháp xử lý nước thải; nếu ở trạng thái rắn có thể thực hiện cắt hủy hình dạng, đối với những bộ phận có thể tái chế thì xử lý và chuyển giao cho đơn vị có chức năng để tái chế (giấy, nhựa, …), vật liệu không thể tái chế sẽ hóa rắn hoặc chôn lắp, đối với trạng thái cả rắn và lỏng sẽ áp dụng đồng thời các biện pháp trên để đảm bảo tối đa hiệu quả xử lý và không ảnh hưởng đến môi trường.
+ Nếu hàng hóa là các sản phẩm chăn nuôi (thịt các loại gia súc) sẽ áp dụng thiêu đốt và quản lý như chất thải.
+ Nếu hàng hóa là vải, quần áo, giày dép, găng tay, đồ bảo hộ sẽ áp dụng giải pháp cắt hủy hình dạng và chuyển giao đồng xử lý hoặc đốt.
+ Nếu hàng hóa là hạt giống áp dụng biện pháp chôn lấp/đốt.
+ Nếu hàng hóa là bao bì cũng sẽ áp dụng giải pháp cắt hủy hình dạng chuyển giao đồng xử lý hoặc đốt.
+ Nếu hàng hóa thuộc nhóm hàng hóa có thể tái chế (nhựa, thạch cao, …) có thể áp dụng song song hủy hình dạng và tái chế hoặc hủy hình dạng san lấp mặt bằng.
Thủ tục tiêu hủy thuốc tân dược đã hết hạn sử dụng
– Trường hợp hàng hóa là thuốc tân dược đã hết hạn sử dụng và không thể thực hiện thanh lý hay giải quyết bằng cách nào khác ngoài việc tiêu hủy thì sẽ cần phải thực hiện các thủ tục sau:
+ Bước 1: Lập bảng Biên bản kiểm kê thuốc tân dược đã hết hạn sử dụng.
+ Bước 2: Ra quyết định cho phép tiêu hủy lô hàng thuốc tân dược đã hết hạn sử dụng có xác nhận của lãnh đạo công ty.
+ Bước 3: Thành lập Hội đồng hủy thuốc theo quy định tại khoản 6 Điều 15 Thông tư 11/2018/TT-BYT quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
+ Bước 4: Liên hệ với đơn vị có chức năng thực hiện việc thu gom và tiêu hủy hàng hóa. Trong quá trình tiêu hủy, cần lập biên bản tiêu hủy có chữ ký xác nhận của người chứng kiến, đơn vị giám sát và lãnh đạo công ty. Người chứng kiến có thể là đại diện Chi cục thuế, Sở y tế hoặc các cơ quan chức năng có liên quan khác.
+ Bước 5: Hoàn thiện các biên bản, hồ sơ và nộp lưu ở công ty và các cơ quan chức năng khác.
Thủ tục với sở y tế
Hiện tại pháp luật chưa có quy định cụ thể về thủ tục hủy thuốc do quá hạn sử dụng, vì vậy chúng tôi áp dụng tương tự khoản 6 điều 15 thông tư 11/2018/TT-BYT về quy trình hủy thuốc hết hạn sử dụng như sau:
– Người đứng đầu cơ sở có thuốc bị tiêu hủy ra quyết định thành lập Hội đồng hủy thuốc. Hội đồng có ít nhất là 03 người, trong đó phải có 1 đại diện là người chịu trách nhiệm chuyên môn;
– Việc hủy thuốc phải bảo đảm an toàn cho người, súc vật và tránh ô nhiễm môi trường theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Cơ sở hủy thuốc phải báo cáo kèm theo biên bản hủy thuốc tới Sở Y tế theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Tiêu hủy hàng hóa hết hạn sử dụng.
– Hàng hóa hết hạn sử dụng được hiểu là loại hàng hóa đã từng là thành phẩm trong quá trình kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên vì một lý do nào đó dẫn đến chúng không thể kịp thời tiêu thụ dẫn đến tình trạng hết hạn sử dụng.
– Phần lớn chúng ta thường xem nhẹ vấn đề này và việc xử lý hàng hóa hết hạn sử dụng cũng hết sức đơn giản chủ yếu là thường thải thông qua bãi rác hay thậm chí là chôn xuống đất không theo quy trình dẫn đến ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người, cụ thể như sau:
+ Đối với môi trường: hàng hóa hết hạn sử dụng khi bị thải ra môi trường không đúng quy định có thể làm tắc nghẽn mạch lưu thông của nguồn nước, gây ảnh hưởng đến không khí và môi trường xung quanh, khiến cho vi khuẩn tồn đọng gây ô nhiễm, biến đổi tính chất của đất khi bị chôn dưới lòng đất.
+ Đối với sức khỏe con người: những người sống trong môi trường ô nhiễm có thể bị mắc rất nhiều loại bệnh liên quan đến hô hấp, tim mạch, da liễu, …
Các trường hợp cần phải tiêu huỷ hàng hoá
– Hàng hóa, nguyên liệu hết hạn sử dụng so với thông tin được ghi trên các giấy tờ có giá trị chứng minh thời hạn sử dụng và phải căn cứ vào các quy định của pháp luật khác (nếu có) kèm theo;
– Hủy hàng do tạm nhập về sản xuất theo hình thức tạm nhập tái xuất nhưng nguyên liệu nhập về dư hoặc không được dùng để sản xuất hàng hóa đó;
– Hàng hóa không được phép lưu hành trên thị trường và các loại hàng hóa có vi phạm về thuế, xuất nhập khẩu;
– Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chủ động thực hiện việc tiêu hủy hàng do doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đó dừng bán dòng sản phẩm đó trên thị trường hoặc doanh nghiệp sản xuất hàng hoá để kinh doanh nhưng trong quá trình sản xuất bị lỗi mà cần phải tiêu hủy hàng hóa bị lỗi đó;
– Hàng hóa bị tiêu huỷ do hư hại vì nguyên nhân, sự cố khách quan như do gặp phải sự cố cháy nổ, lũ lụt, thiên tai, hỏa hoạn khiến cho công năng sử dụng của hàng hóa mất đi một phần hoặc toàn bộ, bị thay đổi bản chất hoặc không đáp ứng được các tiêu chuẩn và cần phải loại bỏ.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục thanh lý hàng tồn kho như thế nào?
- Xử phạt hành vi đầu cơ hàng hóa như thế nào theo quy định?
- Thủ tục tiêu hủy hàng hóa, thuốc tân dược hết hạn sử dụng năm 2023
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục tiêu hủy thuốc tân dược đã hết hạn sử dụng” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Thủ tục chuyển nhượng đất dự án. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo đó, hình thức xử phạt cơ sở hành nghề xoa bóp dùng thuốc đã hết hạn sử dụng là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 32 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở hành nghề xoa bóp không có tủ thuốc cấp cứu hoặc có nhưng không có đủ thuốc theo danh mục quy định hoặc thuốc đã hết hạn sử dụng.
Mức phạt này đồng thời áp dụng đối với hành vi:
Có giường xoa bóp không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
Không đặt chuông cấp cứu từ phòng xoa bóp;
Không bảo đảm ánh sáng, vệ sinh theo quy định của pháp luật;
Không bảo đảm diện tích phòng xoa bóp theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hàng hóa là thuốc tân dược đã hết hạn sử dụng và không thể thực hiện thanh lý hay giải quyết bằng cách nào khác ngoài việc tiêu hủy thì sẽ cần phải thực hiện các thủ tục sau:
Bước 1: Lập bảng Biên bản kiểm kê thuốc tân dược đã hết hạn sử dụng.
Bước 2: Ra quyết định cho phép tiêu hủy lô hàng thuốc tân dược đã hết hạn sử dụng có xác nhận của lãnh đạo công ty.
Bước 3: Thành lập Hội đồng hủy thuốc theo quy định tại khoản 6 Điều 15 Thông tư 11/2018/TT-BYT quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Bước 4: Liên hệ với đơn vị có chức năng thực hiện việc thu gom và tiêu hủy hàng hóa. Trong quá trình tiêu hủy, cần lập biên bản tiêu hủy có chữ ký xác nhận của người chứng kiến, đơn vị giám sát và lãnh đạo công ty. Người chứng kiến có thể là đại diện Chi cục thuế, Sở y tế hoặc các cơ quan chức năng có liên quan khác.
Bước 5: Hoàn thiện các biên bản, hồ sơ và nộp lưu ở công ty và các cơ quan chức năng khác.
Căn cứ Điểm c Khoản 4 Điều 4 Thông tư 48/2019/TT-BTC (có hiệu lực từ 10/10/2019) quy định về khoản tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn kho không thu hồi được, cụ thể như sau:
Khoản tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn kho không thu hồi được là chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi từ người gây ra thiệt hại đền bù, từ cơ quan bảo hiểm bồi thường và từ bán thanh lý hàng tồn kho.
Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn kho không thu hồi được đã có quyết định xử lý, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.