Thủ tục xét thăng hạng giáo viên năm 2023

bởi Thanh Loan
Thủ tục xét thăng hạng giáo viên năm 2023

Xét thăng hạng chức danh giáo viên là chính sách góp phần điều tiết tốt hơn đội ngũ giáo viên. Và nó là hình thức thể hiện sự tích lũy, kinh nghiệm của người thầy về chuyên môn, nghiệp vụ. Theo quy định của pháp luật, thăng ngạch được hiểu là việc công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn trong cùng ngành, lĩnh vực. Khi thăng từ ngạch thấp lên ngạch cao hơn trong cùng ngành phải làm phong phú thêm lĩnh vực thông qua việc thi, xét thăng hạng. Bạn đọc có thể tham khảo thêm thủ tục xét thăng hạng giáo viên năm 2023 trong bài viết dưới đây nhé!

Giáo viên có bắt buộc phải thăng hạng không?

Có thể khẳng định, giáo viên không bắt buộc phải xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Điều 31 Luật Viên chức hiện nay nêu rõ:

Viên chức được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT, giáo viên được xét thăng hạng lên chức danh cao hơn liền kề nếu cơ sở giáo dục có nhu cầu, người đứng đầu cử xét thăng hạng cùng các điều kiện khác.

Do đó, không phải mọi trường hợp giáo viên đều được thăng hạng nói chung và xét thăng hạng nói riêng. Đây cũng không phải yêu cầu bắt buộc với mọi giáo viên: Chỉ khi vừa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn thì giáo viên mới được xét thăng hạng.

Tiêu chuẩn điều kiện xét thăng hạng của giáo viên

Về điều kiện xét thăng hạng giáo viên, Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT nêu rõ:

  • Trường học có nhu cầu, người đứng đầu cơ quan quản lý cử đi xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
  • Xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng.
  • Đáp ứng các điều kiện về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không đang hoặc trong thời gian thực hiện các quy định về xử lý kỷ luật.
  • Được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận.
  • Đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Trong đó, tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên các cấp được quy định cụ thể tại các Thông tư 01, 02, 03, 04 của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
Cấp họcYêu cầu trình độ đào tạo cụ thể
Trung học phổ thông (THPT)
Hạng I– Bằng thạc sĩ ngành đào tạo giáo viên THPT trở lên.- Chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng I.
Hạng II– Bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên THPT trở lên.- Môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân: Bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT.- Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II.
Trung học cơ sở (THCS)
Hạng I– Bằng thạc sĩ ngành đào tạo giáo viên THCS trở lên, hoặc- Bằng thạc sĩ chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy trở lên hoặc- Bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên.- Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I.
Hạng II– Bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên THCS trở lên.- Nếu môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên: Bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS.- Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II.
Tiểu học
Hạng I– Bằng thạc sĩ ngành đào tạo giáo viên tiểu học trở lên, hoặc- Bằng thạc sĩ chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy trở lên, hoặc- Bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên.- Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I.
Hạng II– Bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên tiểu học trở lên.- Nếu môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên: Bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học.- Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II.
Mầm non
Hạng I– Bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; Hoặc- Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên.- Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I.
Hạng II– Bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; Hoặc- Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên.- Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II.

Hồ sơ dự xét thăng hạng

Căn cứ Điều 10 Thông tư 12/2012/TT-BNV, hồ sơ dự xét thăng hạng (chuyển loại viên chức) của cá nhân gồm:

  • Đơn đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
  • Bản sơ yếu lý lịch của viên chức theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này, có xác nhận của cơ quan sử dụng hoặc quản lý viên chức;
  • Bản nhận xét, đánh giá có xác nhận của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp (Hiệu trưởng);
  • Bản sao văn bằng chuyên môn, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét (được cơ quan có thẩm quyền chứng thực);
  • Bản sao Quyết định nâng bậc lương gần nhất.
Thủ tục xét thăng hạng giáo viên năm 2023
Thủ tục xét thăng hạng giáo viên năm 2023

Thủ tục xét thăng hạng giáo viên năm 2023

Bước 1: Giáo viên tham gia xét thăng hạng tiến hành nộp hồ sơ

Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về cơ quan thường trực của hội đồng xét.

Bước 2:

Đơn vị có thẩm quyền tiến hành kiểm tra và lập danh sách và hồ sơ viên chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện

Bước 3:

Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng

Theo quy định tại Thông tư 28/2017/TT-BGDDT, điểm xét hoặc thi sát hạch thăng hạng giáo viên được xác định như sau:

Thứ nhất, đối với hồ sơ xét thăng hạng:

Hồ sơ xét thăng hạng được chấm theo thang điểm 100. Tổng điểm của hồ sơ xét thăng hạng bao gồm điểm chấm hồ sơ và điểm tăng thêm. Không làm tròn số khi cộng điểm.

Điểm hồ sơ là 100 điểm, cụ thể:

  • Nhóm tiêu chí đánh giá về khả năng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên ở hạng đề nghị xét: 5,0 điểm;
  • Nhóm tiêu chí về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng: 20 điểm;
  • Nhóm tiêu chí về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: 75 điểm;
  • Quy định điểm chi tiết của từng tiêu chí tại phụ lục kèm theo Thông tư này.
  • Điểm tăng thêm:

Điểm tăng thêm tính cho mỗi minh chứng của tiêu chuẩn, tiêu chí do Hội đồng xét thăng hạng quy định nhưng không vượt quá 5,0 điểm. Đối với những tiêu chuẩn, tiêu chí có nhiều minh chứng để tính điểm tăng thêm thì chỉ tính điểm tăng thêm cho minh chứng có giá trị cao nhất.

Thứ hai, về cách tính điểm sát hạch

Điểm sát hạch chấm theo thang điểm 20, không làm tròn số khi cộng điểm.

Hội đồng xét quy định điểm cụ thể đối với mỗi câu hỏi ở nội dung khảo sát hoặc phỏng vấn.

Bước 4:

Xác định người được thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thông báo kết quả

Kết quả xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông, dự bị đại học được thông báo tới cá nhân, đơn vị tham dự kỳ xét chậm nhất sau 15 ngày làm việc, tính từ thời điểm hoàn thành kỳ xét thăng hạng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục xét thăng hạng giáo viên năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Giáo viên nam 55 tuổi xét thăng hạng giáo viên có được miễn ngoại ngữ, tin học?

Giáo viên tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tổ chức xét thăng hạng, có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ thì được miễn xét trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định của hạng chức danh nghề nghiệp.
Trong trường hợp giáo viên thuộc khoản 1 Điều này có trình độ ngoại ngữ, tin học cao hơn so với quy định về trình độ ngoại ngữ, tin học tối thiểu của hạng thì vẫn được xét để tính điểm tăng thêm.
Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT cũng quy định tương tự về vấn đề này.

Thời gian tập sự có tính vào thời gian xét thăng hạng giáo viên không?

Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập quy định đối với trường hợp xét thăng hạng từ bậc II lên bậc I giáo viên cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau
a) Có bằng tốt nghiệp thạc sỹ đúng hoặc phù hợp với môn học giảng dạy trở lên; nếu là phó hiệu trưởng có thể thay thế bằng thạc sỹ quản lý giáo dục trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông nếu không có bằng đại học sư phạm;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm