Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà xưởng luôn là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư Việt Nam cũng như các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn đầu tư xây dựng nhà xưởng tại Việt Nam. Các loại thủ tục hành chính và giấy tờ có thể rất tẻ nhạt và tốn thời gian. Luật sư X với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng và xin giấy phép xây dựng xin giới thiệu một số lưu ý và những khái niệm cơ bản nhất về thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà xưởng – kho hàng với hy vọng có thể giải đáp phần nào thắc mắc của chủ đầu tư trong quá trình thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà xưởng tại Hà Nội.
Có bắt buộc xin giấy phép xây dựng nhà xưởng, nhà kho không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 sửa đổi năm 2020, quy định về các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. Cụ thể gồm:
- Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;
- Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;
- Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;
- Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
- Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;
- Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;
- Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
- Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.
Như vậy, nếu việc xây dựng nhà xưởng, nhà kho của bạn thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì bạn sẽ không cần xin giấy phép xây dựng. Còn, nếu việc xây dựng nhà xưởng, nhà kho của bạn không thuộc các trường hợp được miễn mà chúng tôi vừa đề cập thì bạn bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng nhà xưởng, nhà kho.
Điều kiện xin giấy phép xây dựng nhà xưởng tại Hà Nội
Theo quy định tại Luật đất đai 2013 và Luật xây dựng 2014 sửa đổi năm 2020 được ban hành thì nếu muốn hoàn thành thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà xưởng, nhà kho, các đơn vị cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Đối với khu vực chưa có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn thì quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về vị trí và tổng mặt bằng (đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị) là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.
- Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng không yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định của pháp luật về quy hoạch, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 05 héc ta (nhỏ hơn 02 héc ta đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì quy hoạch phân khu xây dựng là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.
- Đối với các công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng có yêu cầu thẩm tra theo quy định tại khoản 6 Điều 82 Luật xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, báo cáo kết quả thẩm tra ngoài các yêu cầu riêng của chủ đầu tư, phải có kết luận đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của hồ sơ thiết kế xây dựng.
Hồ sơ xin phép xây dựng nhà xưởng tại Hà Nội
Để tiến hành làm hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà xưởng, nhà kho, nhà đầu tư cần chuẩn bị các loại hồ sơ, giấy tờ sau:
- Đơn xin giấy phép xây dựng;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Bản vẽ thiết kế nhà xưởng;
- Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế;
- Chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc, kết cấu của Chủ trì thiết kế trong bản vẽ;
- Chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, hay phương án phòng cháy chữa cháy;
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM);
- Quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;
- Văn bản thẩm định thiết kế với công trình có yêu cầu do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà xưởng tại Hà Nội
Để xin giấy phép xây dựng nhà xưởng, nhà kho, bạn cần thực hiện đầy đủ theo 03 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ:
Bạn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm đầy đủ các loại giấy tờ chúng tôi đã nêu ở mục 4 của bài viết. Sau đó, bạn tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ:
Hồ sơ được tiếp nhận bởi Phòng Quản lý đô thị của tỉnh/ thành phố, các đơn vị sẽ lần lượt xem xét và kiểm tra sau đó trình lên Uỷ ban nhân dân thành phố để được cấp giấy phép.
Ở giai đoạn này, cơ quan cấp phép sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ xin phép xây dựng của chủ đầu tư, cụ thể, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra về sự phù hợp của bộ hồ sơ đối với các quy định của pháp luật hiện hành.
- Nếu hồ sơ chưa phù hợp theo quy định thì sẽ phải trả lời bằng văn bản đối với nhà đầu tư;
- Nếu hồ sơ đã đầy đủ, chính xác, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp phép xây dựng cho nhà đầu tư.
Bước 3: Trả kết quả:
Tổ chức cá nhân sẽ nhận giấy phép tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân thành phố.
Thời gian xin phép xây dựng nhà xưởng tại Hà Nội
Khi đã chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đầy đủ, chính xác, không có vấn đề thì theo quy định thời gian xin phép xây dựng sẽ vào khoảng 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận để giải quyết các hồ sơ. Thời gian trên không bao gồm các ngày nghỉ, ngày lễ
Bạn nên lựa chọn nộp hồ sơ tránh thời điểm nghỉ Lễ, nghỉ Tết theo như quy định để không bị trì hoãn thời gian trong dịp nghỉ lễ.
Lệ phí phải nộp khi xin phép xây dựng nhà xưởng tại Hà Nội
Căn cứ theo các quy định hiện hành của pháp luật, khi tiến hành xin giấy phép xây dựng nhà xưởng, nhà kho, bạn sẽ mất chi phí để xin giấy phép. Cụ thể thì chi phí xin phép xây dựng là 100.000 đồng cho một bộ hồ sơ.
Mời bạn xem thêm:
- Bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng
- Mẫu hợp đồng kinh tế xây dựng chuẩn quy định năm 2023
- Đất không có sổ đỏ có được cấp phép xây dựng không?
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà xưởng tại Hà Nội” hoặc các dịch vụ khác như là Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bắc giang. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp:
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà xưởng, nhà kho cho quý khách hàng.
Theo Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì mọi tổ chức, cá nhân có phát sinh doanh thu chịu thuế đều phải kê khai nộp thuế theo luật định.
Đối với lĩnh vực thuế xây dựng nhà tư nhân thì chủ thầu khi nhận thi công công trình phải đăng ký hợp đồng xây dựng, kê khai nộp thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN tại cơ quan quản lý thuế nơi có công trình xây dựng. Trong trường hợp hợp đồng xây dựng giữa chủ thầu và chủ nhà thống nhất việc nộp thuế do chủ nhà thực hiện thì chủ nhà có trách nhiệm kê khai nộp thuế vào ngân sách nhà nước
Bạn nên thuê một công ty thầu thi công phần nhân công của căn nhà. Công ty này sẽ đóng thuế VAT và TNDN dựa trên hợp đồng nhân công.
Căn cứ vào Công văn số 3700 TCT/DNK ngày 11-11-2004 của Tổng cục Thuế về việc thu thuế đối với hoạt động xây dựng nhà ở tư nhân; trong đó nêu rõ “trường hợp nhận khoán gọn (bao gồm cà nhân công và cung cấp vật liệu xây dựng) phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng-thu nhập doanh nghiệp trên toàn bộ giá trị công trình.
Trường hợp chủ hộ gia đình tự mua vật tư xây dựng và tự thuê công nhân xây dựng lẻ (không hợp đồng) hoặc có thuê thầu xây dựng nhưng không cung cấp được hợp đồng và các căn cứ chứng minh đã thuê thầu xây dựng thì chủ hộ gia đình là người phải nộp thuế thay. Tuy nhiên, vật tư bạn có thể mua, cơ quan thuế không thu thuế vật tư của nhà tư nhân.