Hiện tôi đang sinh sống tại Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh. Do trong một chuyến đi công tác xa để bàn về công việc đất đai tôi có đem theo sổ đỏ của gia đinh để làm việc nhưng tôi sơ suất làm mất khi quay về nhà. Tôi muốn hỏi về việc cấp lại sổ đỏ khi bị mất, tôi cần phải đến đâu nộp hồ sơ, và nộp những gì, thời gian giải quyết là bao nhiêu lâu? Xin được giải đáp.
Bài viết dưới đây, LSX sẽ đề cập đến “Thủ tục xin cấp lại sổ đỏ khi bị mất” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT
- Thông tư 33/2017/TT-BTNMT
- Nghị định 148/2020/NĐ-CP
Người dân phải làm gì khi bị mất sổ đỏ ?
- Sổ đỏ, có vai trò quan trọng trong việc chứng minh quyền của người sử dụng đất. Trường hợp, mất sổ đỏ người có quyền sử dụng đất không thể thực hiện được các giao dịch dân sự liên quan; đến quyền sử dụng đất như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thừa kế, tặng cho… Chính vì vậy, khi bị mất sổ đỏ; thì người dân cần phải thực hiện một số thủ tục sau, trước khi nghĩ đến việc xin cấp lại sổ đỏ bị mất.
- Theo quy định tại khoản 1 điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; quy định về việc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bị mất như sau:
+ Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã; nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm; niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã; trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
+ Theo đó, trong trường hợp bị mất sổ đỏ, không vì lý do; thiên tai, hỏa hoạn thì người sử dụng đất, có trách nhiệm khai báo; với ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, để ủy ban niêm yết và tìm kiếm.
+ Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết, và đăng tin tìm kiếm; tuy nhiên không thể tìm được thì, ủy ban nhân dân xã sẽ xác nhận, về việc mất sổ đỏ. Từ đó, người sử dụng đất sẽ tiến thành nộp hồ sơ thực hiện; thủ tục xin cấp lại sổ đỏ đã bị mất.
Thủ tục cấp lại Sổ đỏ bị mất
- Để thực hiện thủ tục xin cấp lại sổ đỏ, người dân cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Thực hiện việc khai báo về việc mất sổ đỏ và tiến hành tìm kiếm
+ Trong trường hợp mà sổ đỏ bị mất thì chủ thể sử dụng sẽ phải thực hiện; thủ tục xin cấp để làm lại sổ đỏ theo những thủ tục nhất định gồm đơn trình báo; về việc mất sổ đỏ và phải thực hiện xin giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc mất giấy chứng nhận. Sau đó khi mà đáp ứng đủ yêu cầu; về thời gian kèm theo có đầy đủ xác nhận thì mới tiếp tục tiến hành chuẩn bị; làm hồ sơ gửi đến Văn phòng đăng kí đất đai để xin cấp lại sổ đỏ.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại sổ đỏ khi bị mất
+ Hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận gồm có các giấy tờ liên quan; được quy định chi tiết, cụ thể tại Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy tờ xác nhận việc mất Giấy chứng nhận của công an cấp xã nơi mất giấy
- Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo; mất giấy tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Trừ các trường hợp mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do thiên tai như lũ lụt; hỏa hoạn đã được UBND xã xác nhận).
Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ
- Chủ thể sử dụng đất phải tiến hành nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai; hoặc ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi có đất
Bước 4: Thẩm định và cấp lại sổ đỏ khi bị mất
+ Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ đã hợp lệ sẽ tiến hành thực hiện các công việc như sau, bao gồm:
- Tiến hành kiểm tra các yêu cầu của hồ sơ;
- Trích đo địa chính của thửa đất hoặc trích lục bản đồ địa chính trong trường hợp mà chưa đo địa chính của thửa đất hoặc chưa có bản đồ địa chính;
- Tiến hành lập hồ sơ để trình lên các cơ quan có thẩm quyền liên quan ký quyết định hủy bỏ sổ đỏ đã bị mất đồng thời kèm theo ký quyết định ký cấp lại sổ đỏ mới;
- Thực hiện việc cập nhật, chỉnh sửa các cơ sở dữ liệu về đất đai liên quan, chỉnh lý hồ sơ địa chính
+ Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành thực hiện cấp lại sổ đỏ mới khi bị mất cho người sử dụng đất đã bị mất sổ đỏ trước đó hoặc là gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã có đất liên quan để trao lại sổ đó đối với trường hợp mà người sử dụng đất nộp hồ sơ xin cấp lại sổ đỏ tại cấp xã. Thời hạn thực hiện việc cấp là không quá 3 ngày làm việc, được tính kể từ ngày mà có kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ làm lại sổ đỏ bị mất gồm những gì?
- Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 9, Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, khoản 9 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại sổ đỏ do bị mất gồm có:
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
+ Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân;
+ Giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;
- Trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.
Lưu ý: Người dân khi nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
- Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
- Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
- Nộp bản chính giấy tờ.
Nộp hồ sơ làm lại sổ đỏ bị mất ở đâu?
- Theo quy định tại Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP thì người có đề nghị làm lại sổ đỏ bị mất có thể nộp hồ sơ tại các nơi sau đây:
+ Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
- Đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại:
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Mời bạn xem thêm
- Các chi phí cấp sổ đỏ lần đầu năm 2022 gồm những gì?
- Hướng dẫn thủ tục cấp lại sổ đỏ khi bị mất theo quy định
- Điều kiện cấp sổ đỏ lần đầu được quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Thủ tục xin cấp lại sổ đỏ khi bị mất″. LSX tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ Giải thể công ty Tp Hồ Chí Minh của chúng tôi. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho LSX thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về các trường hợp không được cấp sổ đỏ tại Việt Nam như sau:
Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
– Sở Tài nguyên và Môi trường cấp lại/cấp đổi sổ đỏ cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
– UBND huyện cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là UBND cấp tỉnh) có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận.
– UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là UBND cấp huyện) có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Tóm lại, cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho người dân được quy định cụ thể. Đối với tổ chức do UBND cấp tỉnh cấp; hộ gia đình, cá nhân do UBND cấp huyện có thẩm quyền cấp.