Chào luật sư, tôi là nhà đầu tư một dự án xây dựng một tòa nhà chung cư cao 40 tầng nằm tại Tp. Đồng Nai. Tuy nhiên, do vật giá xây dựng tăng mạnh và vấn đề thời tiết mưa không ngừng, dẫn đến khó có thể đảm bảo hoàn thành tiến độ theo thỏa thuận. Cũng chính vì thế tôi muốn xin giãn tiến độ đầu tư. Vậy thủ tục xin giãn tiến độ đầu tư năm 2023 như thế nào? Xin được tư vấn.
Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư năm 2020
Giãn tiến độ dự án đầu tư là gì?
Trong quá trình tiến hành một dự án đầu tư, nhà đầu tư có thể sẽ gặp phải những khó khăn như thiếu nguồn vốn đầu tư, thiếu nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thực hiện dự án… do vậy, các nhà đầu tư sẽ có nhu cầu muốn kéo dài thời hạn thực hiện dự án để giải quyết các khó khăn nêu trên.
Như vậy, việc nhà đầu tư kéo dài thời hạn thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật từ sau khi dự án được quyết định đầu tư đến thời điểm hoàn thành dự án, đưa vào khai thác, sử dụng được gọi là giãn tiến độ dự án đầu tư.
Quy định của pháp luật về giãn tiến độ dự án đầu tư
Giãn tiến độ đầu tư dự án đầu tư đucợ pháp luật Việt Nam quy định chi tiết nhằm xác định đối tượng được thực hiện thủ tục giãn tiến độ đầu tư, thời hạn giải quyết yêu cầu giãn tiến độ đầu tư,.. Vậy cụ thể quy định của pháp luật về giãn tiến độ dự án đầu tư hiện nay ra sao?
Theo quy định tại Điều 46 Luật Đầu tư 2014 (hết hiệu lực ngày 01/01/2021), để giãn tiến độ dự án đầu tư, nhà đầu tư phải tuân thủ các nội dung được quy định dưới đây:
- Đối tượng được làm thủ tục giãn tiến độ đầu tư:
Dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Dự án có quyết định chủ trương đầu tư.
Lưu ý: Trường hợp các nhà đầu tư muốn giãn tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và đưa công trình chính vào hoạt động; tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư thì phải đề xuất bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư
- Thời gian giãn tiến độ đầu tư: Tổng thời gian được giãn tiến độ đầu tư là không quá 24 tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng thì thời gian để khắc phục hậu quả của sự kiện bất khả kháng này không tính vào thời gian giãn tiến độ đầu tư.
- Nội dung đề xuất giãn tiến độ đầu tư bao gồm:
Tình hình hoạt động của dự án đầu tư và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đến thời điểm giãn tiến độ;
Giải trình lý do và thời hạn giãn tiến độ thực hiện dự án;
Kế hoạch tiếp tục thực hiện dự án bao gồm kế hoạch góp vốn, tiến độ xây dựng cơ bản và đưa dự án vào hoạt động;
Cam kết của nhà đầu tư về việc tiếp tục thực hiện dự án.
- Thời hạn giải quyết yêu cầu giãn tiến độ đầu tư: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận được đề xuất giãn tiến độ đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ có ý kiến bằng văn bản về việc giãn tiến độ đầu tư.
Tuy nhiên, sau khi Luật Đầu tư năm 2014 hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021 thì Luật Đầu tư năm 2020 lại không có bất kỳ điều khoản nào quy định cụ thể về nội dung giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Mặc dù là vậy, nhưng Luật Đầu tư năm 2020 vẫn có một số điều khoản đề cập đến vấn đề kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư như:
Điểm d Khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư năm 2020 quy định: Trong trường hợp nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư thì khi muốn kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Khoản 4 Điều 41 Luật Đầu tư năm 2020 quy định: Trường hợp dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư sẽ không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu. Tuy nhiên, nếu việc điều chỉnh tiến độ đầu tư rơi vào một trong các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 41 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư và thời gian điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư tối đa là 24 tháng.
Các trường hợp được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư
Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai;
Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà đầu tư chậm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính;
Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước thay đổi quy hoạch;
Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
Tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư.
Như vậy, theo Luật Đầu tư năm 2020 không có điều khoản nào quy định rõ nội dung về giãn tiến độ đầu tư dự án mà chỉ có những quy định kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư được lồng ghép trong vấn đề điều chỉnh dự án đầu tư. Hay nói cách khác, theo Luật Đầu tư hiện hành, nhà đầu tư không được thực hiện thủ tục giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Do đó, điều này đồng nghĩa với việc không có quy định nào thể hiện cụ thể về điều kiện hay trình tự, thủ tục giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
Nguyên nhân của việc bãi bỏ thủ tục giãn tiến độ đầu tư dự án là nhằm thực hiện thống nhất thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2020 và bảo đảm tính đồng bộ của Luật Đất đai.
Thủ tục xin giãn tiến độ đầu tư
Bước 1: Nhà đầu tư gửi văn bản đề xuất giãn tiến độ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Nội dung đề xuất giãn tiến độ gồm:
- Tình hình hoạt động của dự án đầu tư và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đến thời điểm giãn tiến độ;
- Giải trình lý do và thời hạn giãn tiến độ thực hiện dự án;
- Kế hoạch tiếp tục thực hiện dự án, bao gồm kế hoạch góp vốn, tiến độ xây dựng cơ bản và đưa dự án vào hoạt động;
- Cam kết của nhà đầu tư về việc tiếp tục thực hiện dự án.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề xuất, Sở Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến bằng văn bản về việc giãn tiến độ đầu tư.
– Kết quả thực hiện: Văn bản về việc giãn tiến độ đầu tư (Khoản 4 Điều 46 Luật đầu tư)
Lưu ý: Tổng thời gian giãn tiến độ đầu tư không quá 24 tháng. Trường hợp bất khả kháng thì thời gian khắc phục hậu quả bất khả kháng không tính vào thời gian giãn tiến độ đầu tư.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục xin giãn tiến độ đầu tư” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Tranh chấp đất đai, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giãn tiến độ đầu tư chính là việc xin thêm thời gian thực hiện các nội dung mà nhà đầu tư cam kết thực hiện khi đề xuất đự án đầu tư. Theo đó nhà đầu tư có thể đề xuất xin giãn tiến độ đầu tư khi thực hiện dự án bao gồm:
Tiến độ thực hiện góp vốn đầu tư,
Tiến độ xây dựng và đưa công trình chính vào hoạt động (nếu có);
Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư.
Dựa theo khoản 2 Điều 15 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai quy định về thời điểm tính gia hạn tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư như sau:
Trường hợp dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa thì cho phép chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng tính từ tháng thứ 13 kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa;
Các trường hợp dự án đầu tư chậm tiến độ sử dụng đất 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa thì thời điểm để tính gia hạn sử dụng đất 24 tháng được tính từ tháng thứ 25 kể từ thời điểm phải kết thúc việc đầu tư xây dựng;
Trường hợp dự án được giao đất, cho thuê đất theo tiến độ thì việc gia hạn sử dụng đất 24 tháng được áp dụng đối với từng phần diện tích đất đó; thời điểm để tính gia hạn sử dụng đất 24 tháng được tính từ tháng thứ 25 kể từ thời điểm phải kết thúc việc đầu tư xây dựng trên phần diện tích đất đó.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức rà soát, xử lý và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh các dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc chậm tiến độ sử dụng đất 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; các dự án được gia hạn; các dự án chậm tiến độ sử dụng đất vì lý do bất khả kháng; cung cấp thông tin để công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng cục Quản lý đất đai.
Căn cứ theo khoản 9 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT Hồ sơ địa chính, hồ sơ thực hiện thủ tục gia hạn tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư bao gồm:
Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
Bản sao Quyết định đầu tư bổ sung hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có thể hiện thời hạn hoặc điều chỉnh thời hạn thực hiện dự án phù hợp với thời gian xin gia hạn sử dụng đất đối với trường hợp sử dụng đất của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;
Chứng từ đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính.