Thủ tục xin giấy phép xuất bản sách năm 2023

bởi Nguyen Duy
Thủ tục xin giấy phép xuất bản sách năm 2023

Chào Luật sư, năm 2022 tôi có hoàn thành một cuốn sách thể loại tiểu thuyết giả tưởng, huyền bí, tôi đã đăng nội dung vài tập lên mạng xã hội và các ứng dụng đọc truyện chữ thì rất được đọc giả ủng hộ vì thế tôi muốn sẽ xuất bản cuốn sách này. Hiện tôi đã hoàn thành nội dụng, thiết kế bìa, cũng đã in thử thấy khá ưng ý,… Vậy thủ tục xin giấy phép xuất bản sách năm 2023 ra sao? Xin được tư vấn.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứ pháp lý

  • Luật xuất bản năm 2012

Xuất bản là gì?

Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử. Theo truyền thống, thuật ngữ này đề cập đến việc phân phối các tác phẩm in, chẳng hạn như sách và báo chí. Sau đó, với sự ra đời của hệ thống thông tin số và Internet, phạm vi xuất bản đã mở rộng để bao gồm các tài nguyên điện tử như phiên bản điện tử của sách và tạp chí, cũng như xuất bản vi mô, trang web, blog, nhà phát hành trò chơi video và những thứ tương tự.

Vì vậy, Luật xuất bản 2012 cũng nêu định nghĩa về xuất bản điện tử. Theo đó, xuất bản điện tử là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu và sử dụng phương tiện điện tử để tạo ra xuất bản phẩm điện tử.

Xuất bản cơ bản bao gồm các công đoạn sau: mua bản quyền (từ tác giả hoặc nhà xuất bản gốc), biên tập, dàn trang, thiết kế bìa, xin giấy phép xuất bản, in ấn (hoặc xuất bản dưới định dạng điện tử như pdf, epub, mobi…), tiếp thị và phân phối.

Thủ tục xin giấy phép xuất bản sách năm 2023

Xuất bản được hiểu là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành; hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử. Nói một cách khác, để một cuốn sách trước khi được thương mại hoá, chủ sở hữu cần phải thực hiện các thủ tục xin cấp phép; để kiểm duyệt nội dung tránh vi phạm những điều cấm của pháp luật và đạo đức xã hội. Tại Việt Nam, việc phát hành sách được hiểu là tặng, cho, mua, bán, chuyển nhượng…; vì vậy, sách dù lưu hành nội bộ vẫn cần phải xin cấp phép.

Bước 1: Tìm nhà xuất bản phù hợp
Theo số liệu thì tại Việt Nam hiện nay có khoảng 80 nhà xuất bản. Theo quy định pháp luật thì mỗi nhà xuất bản sẽ có những tôn chỉ mục đích riêng; nên mỗi cuốn sách sẽ phải tìm những nhà xuất bản phù hợp. Ngoài ra, việc sách được nhà xuất bản nào “đỡ đầu” cũng là một điều mà khách hàng sẽ nhìn vào và đánh giá chất lượng.

Thủ tục xin giấy phép xuất bản sách năm 2023

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ
Nhà xuất bản được coi là những “đại diện“, “đại lý” của Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch để cấp giấy phép xuất bản sách. Thử tưởng tượng rằng hàng ngày có hàng nghìn cuốn sách nộp hồ sơ xin giấy phép; cơ quan quản lý sẽ không đủ nhân sự để kiểm duyệt; nên sẽ phải thông qua bộ máy biên tập, thẩm định của những nhà xuất bản. Khi đó nhà xuất bản chính là đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm rà soát nội dung; đề xuất bản thảo và chịu trách nhiệm khi có sai sót với cơ quan quản lý nhà nước.

Chủ sách hoặc luật sư của mình sẽ trực tiếp làm việc với nhà xuất bản để trình bản thảo; cơ bản bao gồm những thông tin sau:

  • Tên tác phẩm;
  • Tên tác giả (dịch giả, nếu là sách dịch phải có bản quyền);
  • Nội dung tóm tắt tác phẩm;
  • Số trang;
  • Khuôn khổ;
  • Lần xuất bản;
  • Số lượng in;
  • Thông tin về đối tác đăng ký (Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, email. Thông tin này chỉ cần gửi một lần duy nhất);
  • Dự kiến in tại nhà in;
  • Ngoài ra, tác giả cũng cần chuẩn bị và đăng ký bản quyền sách để chứng minh mình sở hữu và là tác giả của tác phẩm này.

Bước 3: Kiểm duyệt và thiết kế
Nhà xuất bản sẽ phân công nhân sự để tiến hành thẩm định nội dung cuốn sách và đồng ý cấp giấy phép xuất bản. Sau khi được cấp giấy phép xuất bản sách, dữ liệu cuốn sách được đánh máy; và trình bày lại theo khổ sách được chọn in để in ra; và chuyển đến nhà in theo số lượng đã được đăng ký in trước đó.

Trong thời gian in ấn, một công việc quan trọng không kém đó là tiến hành thiết kế bìa sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và ấn phẩm.

Bước 4: Lưu chiểu và phát hành sách
Sách sau khi được in ra, được kiểm tra chất lượng sẽ phải nộp lưu chiểu lên Nhà xuất bản sách; sau thời hạn ít nhất 07 ngày sách không phát sinh có vấn đề gì thì nhà xuất bản có lệnh phát hành sách; khi đó sách mới được phát hành.

Nhà nước quản lý hoạt động xuất bản như thế nào?

Sau khi hiểu được khái niệm xuất bản là gì, mời quý độc giả cùng chúng tôi tìm hiểu quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản. Hiện nay theo quy định về công tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản bao gồm các nội dung sau:

Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Luật xuất bản 2012:

  • Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động xuất bản; ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản và bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản;
  • Tổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu;
  • Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất bản;
  • Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản; đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản;
  • Hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản;
  • Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản;
  • Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với xuất bản phẩm có giá trị cao.

Thông tin ghi trên xuất bản phẩm gồm những thông tin gì?

– Trên xuất bản phẩm dưới dạng sách phải ghi các thông tin sau đây:

+ Tên sách, tên tác giả hoặc người biên soạn, người chủ biên (nếu có), họ tên người dịch (nếu là sách dịch), người phiên âm (nếu là sách phiên âm từ chữ Nôm); tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản;

+ Tên và địa chỉ của tổ chức, họ tên cá nhân liên kết xuất bản (nếu có); họ tên người hiệu đính (nếu có); năm xuất bản, số thứ tự của tập; đối với sách dịch, phải ghi tên nguyên bản; nếu dịch từ ngôn ngữ khác với ngôn ngữ nguyên bản thì phải ghi rõ dịch từ ngôn ngữ nào;

+ Họ tên và chức danh của tổng giám đốc (giám đốc) chịu trách nhiệm xuất bản; họ tên và chức danh của tổng biên tập chịu trách nhiệm nội dung; họ tên biên tập viên; khuôn khổ sách, số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; họ tên người trình bày, minh họa; họ tên người biên tập kỹ thuật, họ tên người sửa bản in; số lượng in; tên và địa chỉ cơ sở in; thời gian nộp lưu chiểu; mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN);

+ Đối với sách kinh doanh phải ghi giá bán lẻ; đối với sách do Nhà nước đặt hàng phải ghi là “sách Nhà nước đặt hàng”; đối với sách không kinh doanh phải ghi là “sách không bán”.

– Trên xuất bản phẩm không phải là sách phải ghi các thông tin sau:

+ Tên xuất bản phẩm; tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được phép xuất bản;

+ Tên và địa chỉ của tổ chức, họ tên cá nhân liên kết xuất bản (nếu có); số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; số lượng in, tên và địa chỉ cơ sở in;

– Đối với xuất bản phẩm kinh doanh phải ghi giá bán lẻ; đối với xuất bản phẩm do Nhà nước đặt hàng phải ghi là “xuất bản phẩm Nhà nước đặt hàng”; đối với xuất bản phẩm không kinh doanh phải ghi là “xuất bản phẩm không bán”.

– Thông tin quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải ghi trên bìa một của sách và không được ghi thêm thông tin khác; thông tin quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải ghi trên cùng một trang sách; thông tin quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải ghi trên bìa bốn của sách.

– Tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản quyết định vị trí ghi các thông tin quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trên xuất bản phẩm, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.

– Đối với xuất bản phẩm điện tử ngoài việc phải có đủ các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải có các thông tin quản lý xuất bản phẩm điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

– Trường hợp bìa một của sách có hình ảnh Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ, bản đồ Việt Nam, chân dung lãnh tụ, người đứng đầu Đảng và Nhà nước thì không ghi tên tác giả, người biên soạn, người chủ biên, họ tên người dịch, người phiên âm trên nên hình ảnh, chân dung đó.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thủ tục xin giấy phép xuất bản sách năm 2023″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là hợp đồng cho thuê mặt bằng đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Có được quảng cáo trên xuất bản phẩm hay không?

Căn cứ Điều 30 Luật Xuất bản 2012 quy định về việc quảng cáo trên xuất bản phẩm như sau:
Không được quảng cáo trên bản đồ hành chính.
Việc quảng cáo trên lịch blốc được thực hiện theo quy định sau đây:
Diện tích dành cho quảng cáo không vượt quá 20% diện tích từng tờ lịch; nội dung và hình ảnh quảng cáo phải phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo;
Không được quảng cáo trên những tờ lịch in ngày Quốc lễ và ngày kỷ niệm lớn của đất nước.
Việc quảng cáo trên xuất bản phẩm không được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.

Đợi cấp giấy phép xuất bản mất bao lâu?

Sau khi kiểm duyệt nội dung thấy phù hợp với quy định, nhà xuất bản sẽ báo cáo với cơ quan chủ quản và Cục Xuất bản. Sau khi được sự đồng ý của cơ quan cấp trên, Giám đốc hoặc Phó giám đốc (được ủy quyền) của nhà xuất bản sẽ ký giấy phép xuất bản ghi rõ thời hạn và nơi chỉ định in tác phẩm.
Có thể thấy rằng, việc xin giấy phép xuất bản sách đòi hỏi bạn phải làm đúng theo trình tự và có liên hệ chặt chẽ với các nhà xuất bản. Một số tác giả thường rất ngại và gặp nhiều khó khăn trong công đoạn này. Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn nên tìm đến những đơn vị cung cấp dịch vụ xuất bản chuyên nghiệp như Công ty CP Truyền thông và Văn hóa Con Sóc – SCC để được hỗ trợ về việc xin giấy phép xuất bản sách. Với 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xuất bản và giao dịch bản quyền trong nước và quốc tế, SCC cam kết sẽ hỗ trợ các tác giả, tổ chức để được cấp phép xuất bản một cách thuận lợi nhất.

Điều kiện hoạt động phát hành xuất bản phẩm đối với cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

a) Người đứng đầu cơ sở phát hành phải thường trú tại Việt Nam; có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về phát hành xuất bản phẩm do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm cấp; b) Có một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật; c) Có địa điểm kinh doanh xuất bản phẩm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm