Xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam hoặc người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Hiện nay, người dân có nhu cầu ra nước ngoài để du lịch, học tập, làm việc,… hay người nước ngoài muốn sang Việt Nam với các mục đích tương tự đều cẩn phải thực hiện thủ tục xuất cảnh. Vậy, thủ tục xuất cảnh đi nước ngoài được quy định như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu dưới bài viết này nhé.
Điều kiện được xuất cảnh ra nước ngoài
Để được xuất cảnh ra nước ngoải, công dân cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, điều kiện để công dân xuất cảnh ra nước khác được quy định trong Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 đối với hai đối tượng là công dân Việt Nam và người nước ngoài như sau:
* Đối với công dân Việt Nam:
Theo khoản 1 Điều 33 Luật xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau:
– Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên.
– Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực.
– Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.
Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện trên phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.
* Đối với người nước ngoài
Theo Điều 27 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi, bổ sung 2019) người nước ngoài được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
– Chứng nhận tạm trú hoặc thẻ tạm trú, thẻ thường trú còn giá trị;
– Không thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 28 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử xuất cảnh phải đủ các điều kiện trên và xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định.
Các bước làm thủ tục xuất cảnh đi nước ngoài chuẩn quy định
Thủ tục xuất cảnh đi nước ngoài tại mỗi sân bay sẽ bao gồm các bước khác nhau tùy thuộc vào sân bay bạn lựa chọn để ra nước ngoài. Tuy nhiên, giữa các sân bay vẫn sẽ quy định giống nhau ở một số điểm nhất định trong trình tự, thủ tục xuất cảnh đối với công dân. ví dụ như loại giấy tờ, quy trình kiểm tra hồ sơ,… Vậy, các bước làm thủ tục xuất cảnh đi nước ngoài gồm những bước cơ bản sau:
Bước 1: Tới khu vực thực hiện thủ tục xuất cảnh (thường là khu vực Nhà ga hành khách Quốc tế)
Bước 2: Người thực hiện thủ tục xuất cảnh cần kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ loại giấy tờ cần thiết như hộ chiếu, visa, vé máy bay,… Các giấy tờ này phải hợp lệ và còn giá trị, hành lý đúng trọng lượng theo yêu cầu của hãng hàng không. Cần lưu ý một số trường hợp sau:
Đối với trẻ em và người khuyết tật
Nếu trẻ em dưới 14 tuổi hoặc những người khuyết tật mất khả năng hành động, gặp khó khăn trong việc nhận thức hay kiểm soát các hành vi theo quy định của pháp luật thì cần có người đại diện hợp pháp đi cùng để được xuất cảnh tại sân bay. Tất nhiên hành khách cần phải có đầy đủ các giấy tờ cơ bản để làm thủ tục xuất cảnh là hộ chiếu, visa và vé máy bay.
Đối với công dân nước ngoài đang ở Việt Nam, cần:
- Hộ chiếu: Công dân nước ngoài muốn thực hiện các thủ tục xuất cảnh tại sân bay Việt Nam bắt buộc phải xuất trình được hộ chiếu. Hộ chiếu này phải còn hạn 6 tháng khi làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay
- Giấy tạm trú: Giấy tạm trú hoặc thẻ tạm trú còn giá trị sử dụng sẽ được yêu cầu xuất trình cùng với hộ chiếu và các giấy tờ tuỳ thân khác để được phép xuất cảnh tại sân bay.
Bước 3: Tại cửa làm thủ tục xuất cảnh, các nhân viên hải quan sẽ kiểm tra hộ chiếu/ giấy tờ tùy thân, visa của bạn, họ sẽ đóng dấu xác nhận xuất cảnh nếu bạn đủ yêu cầu đồng thời họ sẽ loại bỏ những giấy tờ hết giá trị trong hộ chiếu của bạn.
Muốn bay ra nước ngoài cần giấy tờ gì?
Xuất cảnh là thủ tục không thể thiếu khi người dân ra nước ngoài công tác, du lịch hay du học hoặc người nước ngoài trở về quê hương/ tiếp tục sang một nước khác để sinh sống và làm việc. Theo đó, khi thực hiện xuất cảnh, cán bộ hải quan sẽ kiểm tra các giấy tờ cần thiết để xuất cảnh của bạn và xem xem bạn có thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh hay không. Nếu không thuộc trường hợp bị cấm hay bị tạm hoãn và đáp ứng đủ giấy tờ, người dân sẽ được thông qua để ra nước ngoài. Cụ thể giấy tờ cần chuẩn bị gồm:
Theo quy định tại Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của Công dân Việt Nam năm 2019 thì giấy tờ xuất cảnh bao gồm:
- Hộ chiếu ngoại giao;
- Hộ chiếu công vụ;
- Hộ chiếu phổ thông;
- Giấy thông hành.
Trong sổ hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn.
Thông tin trên giấy tờ xuất cảnh bao gồm đầy đủ các thông tin của cá nhân của công dân bao gồm: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.
Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh và thời gian xuất cảnh
Để được thông qua thủ tục xuất cảnh, người dân không được thuộc trường hợp bị hoãn xuất cảnh hoặc bị cấm xuất cảnh hay không. Nếu không thuộc trường hợp bị cấm hay bị tạm hoãn/ bị cấm và đáp ứng đủ giấy tờ, người dân sẽ được thông qua để ra nước ngoài. Vậy, các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh là những trường hợp nào? Thời gian xuất cảnh ra sao? Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh được quy định cụ thể như sau:
- Đối với công dân Việt Nam:
Công dân Việt Nam sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của Công dân Việt Nam năm 2019 gồm các trường hợp:
1. Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
3. Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
4. Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
6. Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
7. Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
8. Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.
9. Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Theo đó, thời gian xuất cảnh được quy định tương ứng với từng trường hợp nêu trên tại Điều 38 Luật này như sau:
a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này;
c) Trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 01 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 01 năm;
d) Trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 06 tháng và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 06 tháng;
đ) Trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh, nếu không được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh và không bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì đương nhiên được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.
- Đối với người nước ngoài:
Người nước ngoài sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Điều 28 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 trong các trường hợp sau:
1. Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình;
b) Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh;
c) Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;
d) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
đ) Vì lý do quốc phòng, an ninh.
2. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải ra nước ngoài để cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật tương trợ tư pháp
Đối với người nước ngoài thuộc các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh nêu trên thì thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 03 năm và có thể gia hạn.
Những lưu ý khi làm thủ tục xuất nhập cảnh tại nước ngoài
So với khâu kiểm tra an ninh, thủ tục cho phép xuất/nhập cảnh tại sân bay thường diễn ra nhanh hơn nếu hành khách đã chuẩn bị và cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định. Tuy nhiên, nếu chủ quan hoặc không nắm rõ quy định thì hành khách có thể sẽ gặp phải những tình huống nghiêm trọng mà tệ nhất là có thể bị từ chối xuất/nhập cảnh. Do vậy, đối với thủ tục xuất cảnh, người dân cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Chuẩn bị chu đáo tất cả các loại giấy tờ theo yêu cầu sẽ giúp bạn thảnh thơi tại sân bay: bộ giấy tờ cơ bản được yêu cầu cho một chuyến xuất ngoại thường bao gồm: hộ chiếu còn hiệu lực hoặc loại giấy tờ khác có chức năng tương đương, thị thực còn hiệu lực (một vài quốc gia còn yêu cầu thực hiện thêm phần thị thực điện tử), tờ khai xuất/nhập cảnh theo đúng mẫu đã điền đầy đủ các thông tin và ký xác nhận (một số quốc gia còn yêu cầu bạn phải khai báo kèm theo về sức khỏe và đặc điểm cá nhân).
2. Hãy hoàn tất tất cả những loại giấy tờ có liên quan đến chuyến bay và thủ tục xuất/nhập cảnh trước khi bạn xếp hàng trước quầy thủ tục: ngoài các loại giấy tờ đã được chuẩn bị trước, tờ khai xuất/nhập cảnh thường được thực hiện trên máy bay hoặc tại sân bay, vì vậy hay có sơ sót trong việc điền thông tin gây rắc rối khi làm thủ tục.
3. Trong quá trình tiếp xúc với nhân viên thủ tục, bạn phải chú ý giữ thái độ bình tĩnh, không được tỏ ra lo sợ nhưng cũng không nên đùa giỡn hay quá thân mật. Chỉ nên cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết và trả lời các câu hỏi một cách điềm tĩnh, những câu hỏi thông thường liên quan đến loại thị thực mà bạn xin cấp, mục đích của chuyến đi/nhập cảnh, ai là người bảo lãnh hay quen biết bạn tại nước nhập cảnh, bạn làm nghề gì, dự định ở lại bao lâu…
Khuyến nghị: Khi đối diện các vướng mắc có nguy cơ thiệt hại về tài sản, tinh thần hiện hữu trước mắt, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với LSX để chúng tôi kịp thời đưa ra các biện pháp phù hợp, giúp quý khách giải quyết vấn đề thuận lợi như Luật sư tư vấn thừa kế.
Mời bạn xem thêm:
- Tội tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép xử phạt ra sao?
- Đơn đề nghị ngăn chặn xuất cảnh ra nước ngoài năm 2023
- Có được xuất cảnh khi hộ chiếu còn thời hạn dưới nửa năm không năm 2022?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Thủ tục xuất cảnh đi nước ngoài” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
– Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.
– Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.
– Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.
– Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
– Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của VN, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
– Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.
– Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh.
– Nhũng nhiễu, gây phiền hà, tự đặt thêm các loại giấy tờ, phí, lệ phí, kéo dài thời hạn khi giải quyết các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh; cản trở công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định.
– Cấp giấy tờ xuất nhập cảnh không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng; không ngăn chặn theo thẩm quyền hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân VN.
– Hủy hoại, làm sai lệch, làm lộ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân VN; khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân VN trái quy định của pháp luật.
– Thu giữ, không cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, giải quyết xuất cảnh trái quy định của pháp luật.
– Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.
– Thời hạn của hộ chiếu phổ thông:
+ Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
+ Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;
+ Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
+ Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
(Giấy thông hành là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của VN cấp cho công dân VN để qua lại biên giới theo điều ước quốc tế giữa VN với nước có chung đường biên giới)