Thử việc là khoảng thời gian thử thách được người sử dụng lao động đưa ra cho người lao động nhằm kiểm tra năng lực của người lao động, bên cạnh đó đây cũng là khoảng thời gian để người lao động hoà nhập được với công ty và có thêm những trải nghiệm mới trong công việc. Thời gian thử việc mức lương và khối lượng công việc của người lao động cũng có những sự thay đổi nhất định, chính vì vậy khi bắt đầu đàm phám hợp đồng thử việc bạn nên chuẩn bị sẵn những vấn đề mình muốn trình bày với người sử dụng lao động về quyền lợi của mình một trong số đó có vấn đề về thuế TNCN. Vậy thử việc có bị trừ 10% thuế TNCN không? Mời bạn đón đọc bài viết “Thử việc có bị trừ 10% thuế TNCN không?” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết.
Căn cứ pháp lý
Thử việc có bị trừ 10% thuế TNCN không?
Thử việc có bị trừ thuế thu nhập cá nhân không chắc là thắc mắc của rất nhiều các bạn đọc. Quá trình thử việc là quá trình làm quen doanh nghiệp và đánh giá người lao động nên trong quá trình này nhiều người lao động và người sử dụng lao động sẽ đưa ra các quyết định có gắn bó với nhau hay không. Khoản thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế trực thu được nhà nước thu trực tiếp của người lao động. Khi đóng khoản thuế này vào thời gian thử việc. Nhiều người lao động sẽ được nhập lại thuế vào cuối kỳ tính thuế tiếp theo.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012) quy định như sau:
Thu nhập chịu thuế
…
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
…
Theo đó, thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công được xem là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Trong thời gian thử việc, người thử việc nhận được tiền lương thì phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
- Khấu trừ thuế
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
…
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
Theo đó nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động có ký hợp đồng thử việc hoặc có thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà tổng tiền lương trả cho người lao động từ 02 triệu đồng trở lên/lần thì doanh nghiệp được phép khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân trước khi trả cho người lao động.
Như vậy, nếu thử việc thuộc trường hợp nói trên thì người sử dụng lao động hoàn toàn có căn cứ để khấu trừ 10% mức lương trả cho người lao động để đóng thuế thu nhập cá nhân.
Làm thế nào để không bị trừ 10% thuế thu nhập cá nhân khi thử việc?
Chính vì không chắc chắn về thời gian gắn bó và tránh mất nhiều thời gian khi làm việc với người lao động nên nhiều người thường có mong muốn là không phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi tham gia thử việc. Nhưng hiện nay việc quản lý thuế tại các doanh nghiệp là rất gắt gao và thường xuyên chính vì vậy nếu bạn không muốn tham gia thuế thu nhập cá nhân nhưng những điều kiện bạn đưa ra trong thời gian thử việc không đáp ứng được những quy định dưới đây của thông tư 111/2013 thì bạn cũng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì đối tượng được làm bản cam kết để tạm thời không bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng.
- Có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên.
- Chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế (nếu làm ở 02 nơi trở lên không được làm bản cam kết).
- Ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế (ước tính tổng thu nhập từ 132 triệu đồng/năm trở xuống nếu không có người phụ thuộc).
- Phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho người thử việc
Nếu bạn thuộc trường hợp phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho người thử việc thì việc tính thuế thu nhập cá nhân cho người thử việc là vấn đề bạn nên quan tâm. Dù là cùng tính thuế thu nhập cá nhân nhưng đối với những cá nhân khác nhau và những thời hạn hợp đồng khác nhau thì sẽ có những cách tính thuế thu nhập cá nhân khác nhau. Ở giai đoạn thử việc bạn sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân với mức 10% tức là lấy lương cơ bản được quy định trong hợp đồng nhân với 10% thì sẽ ra mức thu nhập đóng thuế bạn cần nộp.
Hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động, nên khi trả thu nhập cho người lao động, tổ chức trả thu nhập phải có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN với mức 10% trước khi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên. Trường hợp này nhân viên thử việc không được tính giảm trừ gia cảnh.
Công thức tính:
Thuế TNCN thử việc = Tiền lương x 10%
Trong đó:
Tiền lương: Từ 2 triệu/lần chi trả hoặc 2 triệu/tháng trở lên
Mời bạn xem thêm
- Bổ sung hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
- Thu nhập miễn thuế TNCN là gì?
- Công ty không đóng thuế thu nhập cá nhân xử lý thế nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ quyết toán thuế LSX với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thử việc có bị trừ 10% thuế TNCN không?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động thử việc, hợp đồng khoán dịch vụ dưới ba (03) tháng có tổng mức thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì Công ty thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp, cá nhân ký hợp đồng lao động thử việc, hợp đồng khoán dịch vụ dưới ba (03) tháng chỉ có duy nhất 1 nguồn thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế không vượt quá 108.000.000 đồng thì cá nhân lao động đó làm bản cam kết 08/CK-TNCN để làm căn cứ tạm thời không khấu trừ thuế TNCN. Cá nhân lao động phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết. Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế.
Nếu tạm thời chưa muốn khấu trừ ngay 10% thuế TNCN thì Doanh nghiệp yêu cầu cá nhân làm Bản cam kết 08/CK-TNCN. Để được làm Bản cam kết Mẫu 08/CK-TNCN (theo Thông tư 80/2021/TT-BTC) phải đáp ứng 3 điều kiện sau:
Phải có mã số thuế cá nhân tại thời điểm làm cam kết.
Có thu nhập duy nhất tại 1 nơi. (Nếu có thu nhập tại 2 nơi thì không được làm cam kết 08/CK-TNCN mà phải khấu trừ 10%)
Ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế.
Nếu gian lận làm cam kết 08/CK-TNCN, trong quá trình thanh kiểm tra bị cơ quan thuế phát hiện có sự gian lận về cam kết của người nhận thu nhập thì cá nhân nhận thu nhập bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế theo các quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 6 và khoản 2, Điều 10, Thông tư số 166/2013/TT-BTC.
Thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động thử việc là tính trên từng lần chi trả. Khi ký hợp đồng thử việc hoặc có thỏa thuận thử việc hoặc hợp đồng lao động dưới 3 tháng, sẽ có 2 trường hợp như sau:
Nếu có tổng thu nhập dưới 2 triệu/lần hoặc /tháng thì không khấu trừ thuế TNCN.
Nếu có tổng thu nhập từ 2 triệu/lần hoặc /tháng trở lên thì trước khi chi trả thu nhập cho người lao động, doanh nghiệp khấu trừ 10% thuế TNCN trên Tổng thu nhập trước khi chi trả cho họ.