Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý đất đai hiện nay

bởi BuiNgan
Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý đất đai hiện nay

Quản lý đất đai được hiểu là hoạt động quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về đất đai trong phạm vi cả nước, quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai. Cùng Luật sư X tìm hiểu về những huận lợi và khó khăn trong công tác quản lý đất đai hiện nay qua bài viết dưới đây.

Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

Điều 22 Luật Đất đai 2013 quy định về nội dung quản lý nhà nước về đất đai như sau:

  • Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.
  • Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
  • Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất
  • Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
  • Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
  • Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Thống kê, kiểm kê đất đai.
  • Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
  • Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
  • Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
  • Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
  • Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
  • Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
  • Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.

Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý đất đai

Kể từ ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực, việc quản lý Nhà nước về đất đai đã đạt được những thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, song song với đó vẫn còn những vướng mắc trong quá trình quản lý.

 Thuận lợi trong công tác quản lý đất đai

Tính tới thời điểm hiện nay quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng trong thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Việc quản lý Nhà nước về đất đai đã bước đầu khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, không đưa vào sử dụng, lãng phí. Chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở một số địa phương đã chú trọng hơn đến quyền lợi người có đất bị thu hồi.

Hệ thống hồ sơ địa chính dạng số đồng bộ giữa bản đồ địa chính với thông tin đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đã được lập cơ bản ở các địa phương. Một số địa phương đã đưa vào khai thác cơ sở dữ liệu địa chính, nhằm mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất, phục vụ nhiều lĩnh vực.

Quy định pháp luật về các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của người dân và doanh nghiệp khi có nhu cầu về đất nông nghiệp, đất ở, đất sản xuất kinh doanh.

Quy định “mở” của pháp luật tạo điều kiện cho ngày càng nhiều giao dịch chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, giao dịch thế chấp bằng quyền sử dụng đất được thực hiện.

Chính sách tài chính về đất đai góp phần tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách.

Quy định về giá đất cũng đã tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước về đất đai.

Thủ tục hành chính về đất đai đã được tinh gọn, tối ưu thời gian, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ công việc và sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Khó khăn trong công tác quản lý đất đai

Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý đất đai hiện nay
Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý đất đai hiện nay

Thực tiễn thi hành Luật Đất đai vẫn còn những tồn tại, bất cập sau đây:

(1) Nguồn lực về đất đai chưa được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, thiếu hiệu quả; tình trạng tham nhũng, trục lợi và thất thoát nguồn thu ngân sách từ đất đai ngày càng nhiều và có mức độ nghiêm trọng;

(2) Quy định pháp luật hiện hành khiến nhà đầu tư khó khăn trong tiếp cận đất đai. Đây là rào cản để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp;

(3) Quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp diễn ra còn chậm, chưa theo kịp nhu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho mục tiêu phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, là yếu tố cản trở người dân và doanh nghiệp đầu tư dài hạn vào nông nghiệp;

(4) Các vi phạm về chính sách, pháp luật về đất đai khá phổ biến, như: tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, tự ý chuyển mục đích sử dụng, không đăng ký biến động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không thực hiện nghiêm các nghĩa vụ tài chính theo quy định.

(5) Khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai chiếm tỷ trọng rất cao và có xu hướng tăng theo các năm.

Nguyên ngân của những tồn tại, bất cập nêu trên là do:

  • Hệ thống pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, không đồng bộ và thống nhất, dẫn tới không rõ trách nhiệm quản lý, gây khó khăn cho tổ chức thực hiện; một số nội dung quy định của Luật Đất đai biểu hiện chưa phù hợp với thực tiễn triển khai; một số nội dung phát sinh mới nhưng pháp luật chưa kịp thời điều chỉnh;
  • Việc tổ chức thi hành pháp luật còn hạn chế, mặc dù pháp luật đã có quy định nhưng không được tổ chức thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ trong khi công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật chưa thực sự có hiệu quả. Cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức, chỉ đạo cụ thể, sát sao và thường xuyên. Vai trò của chính quyền cấp cơ sở trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai chưa được thực hiện tốt;
  • Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước nhiều địa phương chưa tương xứng với yêu cầu tổ chức triển khai thi hành pháp luật. Văn phòng đăng ký đất đai một cấp chậm kiện toàn, Tổ chức phát triển quỹ đất mặc dù đã được thành lập nhưng lại chưa được quan tâm bố trí nguồn lực đầy đủ để thực hiện chức năng tạo quỹ đất;
  • Lực lượng, năng lực cán bộ, viên chức về đất đai chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là giải đáp của Luật sư X về chủ đề “Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý đất đai hiện nay. Hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết về: Mức bồi thường thu hồi đất, dịch vụ thành lập công ty, xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục giải thể công ty, bảo hộ logo độc quyền, hợp pháp hóa lãnh sự,… của Luật sư X, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là?

Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm?

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm:
a) Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường;
b) Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai là gì?

– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước.
– Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai.
– Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm