Thực trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông thế nào?

bởi BuiNgan
Thực trạng sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông

Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định mức xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn quá mức cho phép, tuy nhiên tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia vẫn còn xu hướng tăng. Cùng Luật Sư X tìm hiểu về thực trạng sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông qua bài viết bên dưới. Hy vọng qua bài viết này, mỗi người sẽ điều chỉnh hành vi, không sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.

Thực trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông

Rượu, bia là một trong ba nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông (TNGT) ở Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Y tế, nước ta đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á, thứ 10 châu Á và thứ 29 trên thế giới về tiêu thụ rượu, bia. Ước tính mỗi năm, chi phí tiêu thụ rượu bia của cả nước khoảng 3,4 tỷ USD. Những dịp trước và sau Tết, hay vào các dịp lễ, tình trạng sử dụng rượu bia lại tăng vọt, kéo theo nguy cơ TNGT.

Ước tính có khoảng 40% số vụ TNGT và 11% số người chết do TNGT có liên quan đến rượu, bia và có xu hướng ngày càng tăng. Trung bình mỗi ngày, cả nước có khoảng 700 người vi phạm nồng độ cồn khi lái xe.

Mỗi năm nước ta có khoảng 18.000 nạn nhân nhập viện do tai nạn giao thông trong đó có 36,9%  ca tai nạn giao thông liên quan đến bia rượu, 36% số người lái xe máy có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép, 66,8% số lái ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện và 11% số người tử vong do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia…

Luật giao thông đường bộ có quy định nghiêm cấm việc điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở, nhằm hạn chế, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra, gây nguy hiểm cho chính bản thân người uống rượu, bia cũng như những người tham gia giao thông khác trên đường.

Quy định xử phạt khi người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu bắt đầu từ 50mg/100ml vì đây là mức nồng độ cồn trong máu bắt đầu gây nhiễm độc hệ thần kinh, tức là gây ra tình trạng chếnh choáng, loạng choạng, say…Càng uống nhiều thì lượng cồn trong bia rượu sẽ khiến hệ thần kinh mất khả năng tự chủ, mất khả năng định hướng, mất khả năng điều khiển vận động. Từ đó dẫn tới việc lái xe không an toàn, không còn xử lý tình huống được như ý muốn nữa gây mất an toàn giao thông.Nồng độ cồn trong máu dao động từ 50-79mg/100ml máu, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông thậm chí còn cao hơn người không uống rượu bia tới 7-21 lần. Và nếu từ 80mg/100ml máu trở lên thì nồng độ cồn này đủ khả năng gây cho người điều khiển phương tiện giao thông mất tầm kiểm soát và có thể gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Do không kiểm soát được nhận thức và hành vi bởi tác động của chất cồn trong cơ thể, người sử dụng rượu bia thường không làm chủ được tay lái, có xu hướng phóng nhanh, vượt ẩu, không chấp hành tín hiệu đèn và hay ngủ gật khi đang điều khiển phương tiện dễ dẫn đến người điều khiển tự gây tai nạn (do tông vào dải phân cách, gốc cây, trụ điện, các xe khác đang dừng đỗ…) hoặc gây tai nạn với các phương tiện khác. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các thương tật nặng nề, cái chết đau lòng cho người tham gia giao thông.

Uống rượu, bia nhưng điều khiển phương tiện tham gia giao thông là lỗi vi phạm giao thông đường bộ mà nhiều người mắc phải hiện nay. Tình trạng này là nguyên nhân trực tiếp gây nên nhiều vụ TNGT, trong đó có TNGT nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

Thực trạng sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông
Thực trạng sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông

Rượu bia được cảnh báo là chất gây ảo giác nặng với hệ thần kinh, làm hệ thần kinh mất khả năng tự chủ, khả năng định hướng, khả năng điều khiển vận động. Do say xỉn không làm chủ được tay lái, khó xử lý tình huống, nhiều người đã vô tình gieo “án tử” không hẹn trước cho những người cùng tham gia giao thông hoặc có khi, họ tự gieo “án tử” cho cả chính mình.

Việc tự gây TNGT ở người có rượu bia thường cao hơn người không sử dụng rượu bia bởi khả năng chống đỡ của người say kém. Men rượu khiến người tham gia giao thông hạn chế khả năng điều khiển tay lái, khi bị tai nạn thì khả năng bị tổn thương nặng hơn và tỷ lệ tử vong cũng cao hơn. Có trường hợp người đã nhậu say, gây TNGT, họ may mắn không chết nhưng gây ra cái chết oan của người cùng tham gia giao thông.

Uống bao nhiêu thì được tham giao giao thông?

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gram cồn, tương đương một ly rượu mạnh (40 độ, 30 ml); một ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml); một vại bia hơi (330 ml); 2/3 chai (lon) bia (330 ml).

Như vậy, mỗi người chỉ được uống từ 1 – 1,5 lon bia trước khi tham gia giao thông để tránh bị phạt. Tuy nhiên, nồng độ cồn trong máu/hơi thở còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người.

Do đó, khi tham gia giao thông, mỗi người cần phải tự ý thức được trách nhiệm của mình đối với bản than, gia đình và cộng đồng đừng để quá đà dẫn đến việc rượu bia “điều khiển” bản thân. Mỗi người phải tự ý thức tiết chế sử dụng rượu bia, tránh gây những hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội.

Biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu bia tại cộng đồng

– Tuyên truyền, vận động các gia đình, thành viên thuộc tổ chức, cộng đồng tham gia tuyên truyền và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia vào các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, xây dựng đời sống văn hóa và hoạt động khác tại cộng đồng.

– Vận động, khuyến khích quy định trong hương ước, quy ước việc hạn chế hoặc không uống rượu, bia tại đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư.

– Vận động cá nhân, tổ chức không sử dụng sản phẩm rượu, bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

– Phát hiện, phản ánh người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia để cảnh báo, phòng ngừa, xử lý hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông vận tải đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thực trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh,… cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Quy định về phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia

– Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.
– Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông.
– Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông.
– Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp bằng, chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý.

Các biện pháp phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe

Các biện pháp phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe bao gồm:
– Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho người đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế;
– Sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia; người mắc bệnh, rối loạn chức năng do uống rượu, bia; người nghiện rượu, bia;
– Can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe, phụ nữ mang thai có hội chứng hoặc nguy cơ ngộ độc rượu ở thai nhi; phòng, chống nghiện và tái nghiện rượu, bia;
– Chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia.

Việc tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia tập trung vào các đối tượng nào?

Việc tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia tập trung vào các đối tượng sau đây:
– Người thường xuyên uống rượu, bia;
– Người nghiện rượu, bia;
– Thành viên gia đình có người thường xuyên uống rượu, bia, người nghiện rượu, bia;
– Trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
– Người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.

3.7/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm