Thực trạng thủ tục hành chính hiện nay

bởi Minh Hoàng
Thực trạng thủ tục hành chính hiện nay

Theo từ điển tiếng Việt thông dụng, thủ tục là “cách thức tiến hành một công việc với nội dung, trình tự nhất định, theo quy định của nhà nước ”. Như vậy, hoạt động quản lí nhà nước nào cũng đều được tiến hành theo những thủ tục nhất định. Vậy thực trạng của thủ tục hành chính hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư X phân tích ở bài viết dưới đây.

Thực trạng thủ tục hành chính hiện nay

Thủ tục hành chính là cách thức và trình tự thực hiện thẩm quyền quản lí hành chính nhà nước của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước và cách thức tham gia vào các công việc quản lí hành chính nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quản lí hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP có quy định :” Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.”

Trong thủ tục hành chính có chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và chủ thể tham gia thủ tục hành chính. Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là chủ thể có thẩm quyền nhân danh Nhà nước tiến hành các thủ tục hành chính bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức và những người có thẩm quyền. Chủ thể tham gia thủ tục hành chính có thể là cơ quan, tổ chức hoặc công dân.

Mỗi hoạt động quản lí theo cách nói thông thường (ví dụ, hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động cấp giấy phép, hoạt động xử phạt vi phạm hành chính…) thực chất là chuỗi những hoạt động diễn ra theo trình tự nhất định mà mỗi hoạt động cụ thể trong đó có thể được thực hiện bởi những chủ thể khác nhau, ở những thời điểm khác nhau, với nội dung và nhằm những mục đích khác nhau. Kết quả của hoạt động quản lí phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phụ thuộc một phần đáng kể vào số lượng, thứ tự các hoạt động cụ thể, mục đích, nội dung, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong một chuỗi hoạt động thống nhất, tức là phụ thuộc vào thủ tục tiến hành các hoạt động quản lí. Thủ tục đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành bộ máy nhà nước cũng như bảo đảm quyền và lợi ích của thủ tục hành chính là tổng thể các quy phạm pháp luật xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các quan hệ xã hội do luật hành chính xác lập nhầm thực hiện các quy phạm vật chất cùa luật hành chính. Thực ra thù tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định nên thủ tục hành chính chính là nội dung của nhóm quy phạm pháp luật hành chính (thường gọi là quy phạm thủ tục) chứ thủ tục không phải là quy phạm pháp luật.

Thực trạng thủ tục hành chính hiện nay
Thực trạng thủ tục hành chính hiện nay

Thực trạng cải cách thủ tục hành chính hiện nay

Mặc dù đã có nhiều giải pháp được triển khai, song cải cách thủ tục hành chính (TTHC) hiện nay vẫn nặng về định tính, chủ quan và chưa đáp ứng được kỳ vọng của đông đảo người dân.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, Chính phủ đã ban hành gần 60 nghị định quan trọng để kịp thời điều chinh các quan hệ kinh tế – xã hội cần thiết, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước. Các bộ, ngành và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện đơn giản hóa TTHC, cụ thể là: đơn giản hóa 115 TTHC, nâng tổng số lên 3.396 TTHC trên tổng số 4.751 TTHC được Chính phủ phê duyệt tại 25 nghị quyết; đánh giá tác động 1.053 TTHC được quy định tại 237 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; ban hành 2.181 quyết định công bố TTHC và cập nhật,

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song cải cách hành chính nói chung còn chậm, TTHC vẫn còn rườm rà, mang nặng tính hình thức, chưa chủ động; chưa tạo được sự tham gia rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, người dân và xã hội. vào cơ sở dữ liệu quốc gia.

Nhiều bộ, ban, ngành và địa phương chưa ban hành kế hoạch cải cách TTHC năm 2013; việc xây dựng văn bản pháp luật còn chậm, không đồng bộ. Công tác ban hành các TTHC không đúng quy trình dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau trong quản lý điều hành giữa các bộ, ngành và chính quyền các cấp; làm cho nhiều văn bản quản lý cấp dưới trái với luật pháp và văn bản quản lý của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Hiện tượng các cơ quan đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi giải quyết công việc, thái độ thiếu tôn trọng nhân dân, cửa quyền, ban ơn, thậm chí sách nhiễu, đòi hối lộ vẫn còn diễn ra.

Thời gian gần đây, có khá nhiều văn bản pháp lý vừa “ra đời” đã bị bãi bỏ ngay sau đó, bởi thiếu tính thực tế và nhiều khi còn trái với quy định của pháp luật, như: ưu tiên cộng điểm cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học, quy định cấm thí sinh phát tán bằng chứng tiêu cực trong ngành giáo dục dưới mọi hình thức… của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hay việc ghi tên cha mẹ trên chứng minh thư nhân dân của Bộ Công an; quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ phải xin phép… Một thực tế diễn ra ở Việt Nam, đó là có quá nhiều các loại thủ tục với các tầng nấc khác nhau, hơn nữa thủ tục cũng còn rườm rà. Để giải quyết một công việc nào đó, người dân phải tốn nhiều thời gian, sức lực và tiền của mới giải quyết được. Một ví dụ điển hình cho công tác hành chính ở nước ta còn phức tạp, chưa đơn giản hóa, đó là: khi nộp hồ sơ, thì giấy tờ bản sao, như: hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân đều phải được yêu cầu chứng thực, mặc dù trong hồ sơ đã có bản chính. Điều này dẫn đến việc lãng phí thời gian, tiền của.

Một thực tế diễn ra ở Việt Nam, đó là có quá nhiều các loại thủ tục với các tầng nấc khác nhau, hơn nữa thủ tục cũng còn rườm rà. Để giải quyết một công việc nào đó, người dân phải tốn nhiều thời gian, sức lực và tiền của mới giải quyết được. Một ví dụ điển hình cho công tác hành chính ở nước ta còn phức tạp, chưa đơn giản hóa, đó là: khi nộp hồ sơ, thì giấy tờ bản sao, như: hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân đều phải được yêu cầu chứng thực, mặc dù trong hồ sơ đã có bản chính. Điều này dẫn đến việc lãng phí thời gian, tiền của. Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ cộng đồng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố ngày 14/5/2013 về kết quả chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tinh, năm 2012 cho thấy, 32% ý kiến cho rằng, phải lót tay khi làm TTHC xin cấp giấy tờ về nhà đất (năm 2011 là 21%); 44% ý kiến cho rằng, phải lót tay để làm thủ tục xin vào làm việc tại cơ quan nhà nước (năm 2011 là 29%)… Những con số trên thực sự rất đáng lo ngại, bởi như vậy, mục tiêu của cải cách TTHC là xoá bỏ cơ chế “xin – cho”, đơn giản hoá và loại bỏ TTHC gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân đã không hoàn thành.

Quy trình thực hiện thủ tục hành chính

Nguyên tắc “4 tại chỗ” là đảm bảo việc: Tiếp nhận – Thẩm định – Phê duyệt – Trả kết quả TTHC được thực hiện ngay tại Trung tâm Phục vụ hành chính công theo quy trình giải quyết áp dụng cho từng TTHC cụ thể. 

Với nguyên tắc này, hồ sơ TTHC ngay khi tiếp nhận sẽ được kiểm tra thành phần, thẩm định nội dung, tính pháp lý rồi mới tiếp nhận. Người dân, doanh nghiệp sẽ thực hiện nộp phí, lệ phí theo hình thức thu hộ hoặc thanh toán trực tuyến. Ngay sau khi tiếp nhận, hồ sơ sẽ được thực hiện số hóa toàn bộ, xử lý trên phần mềm điện tử và áp dụng chữ ký số để phê duyệt kết quả, in ấn, phát hành kết quả TTHC ngay tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Kết quả TTHC sẽ được trả qua hệ thống điện tử hoặc bản giấy theo yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Khó khăn trong việc thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính là một bộ phận của thể chế hành chính. Đó là một loại quy phạm pháp luật có chức năng chỉ ra cách thức  thực hiện các quy phạm pháp luật về nội dung trong thực tế. Nói cách khác, TTHC chính là con đường sống của các đạo luật. Tuy nhiên, công tác cải cách thủ tục hành chính còn gặp nhiều khó khăn như sau:

Thủ tục hành chính có đầu tư nhưng thiếu đồng bộ, không tương xứng trong nhiều lĩnh vực liên quan đến sự phát triển lâu dài của đất nước như giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ thường chạy theo hình thức, ít chú trọng đến chất lượng… Chạy theo hình thức mà không thật chú trọng yêu cầu nội dung thì TTHC càng phức tạp, nặng nề và càng gây ra nhiều hệ lụy không tốt cho đời sống.

Nhiều quy trình, nhiều TTHC đã không được xây dựng trên cơ sở thực tế, thiếu đồng bộ, không còn thích hợp cho việc vận hành một bộ máy hành chính thời cơ chế thị trường và hội nhập.

Hiểu biết pháp luật của người dân, thậm chí của một bộ phận công chức của chúng ta chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới. Điều này đã làm cho việc tuân thủ luật pháp nói chung và các TTHC nói riêng của nhiều người không tốt.

Tình hình mới đang đòi hỏi chúng ta phải có những hành động quyết liệt hơn, dứt khoát hơn trong cải cách thủ tục hành chính.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Thực trạng thủ tục hành chính hiện nay . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Các đặc trưng cơ bản của thủ tục hành chính là gì?

Thủ tục hành chính có những đặc trưng:
1) Thủ tục hành chính tuy do nhiều cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức thực hiện nhưng cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức thuộc những cơ quan này là chủ thể chủ yếu;
2) Thủ tục hành chính đo pháp luật hành chính quy định và có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
3) Thủ tục hành chính có nhiều loại khác nhau;
4) Thủ tục hành chính gắn với công tác công văn, giấy tờ của Nhà nước.
Thủ tục hành chính có 3 loại: Thủ tục hành chính nội bộ, thủ tục hành liên hệ và văn thư hành chính.
Toàn bộ các quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính tạo thành chế định thủ tục hành chính – chế định quan trọng của luật hành chính. Chỉ có các hoạt động quản lí hành chính nhà nước đã được quy phạm thủ tục hành chính điều chỉnh mới là thủ tục hành chính. Còn các hoạt động tổ chức – tác nghiệp cụ thể nào đó trong hoạt động quản lí hành chính không được các quy phạm thủ tục hành chính điều chỉnh thì không phải là thủ tục hành chính.

Yêu cầu về nội dung trong quy định thủ tục hành chính là gì?

– Thủ tục hành chính phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật theo đúng thẩm quyền được quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
– Việc quy định một thủ tục hành chính chỉ hoàn thành khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản sau đây:
+ Tên thủ tục hành chính.
+ Trình tự thực hiện.
+ Cách thức thực hiện.
+Thành phần, số lượng hồ sơ.
+ Thời hạn giải quyết.
+ Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
+ Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.
+ Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm