Thuế chống trợ cấp là gì theo quy định pháp luật hiện hành?

bởi Thanh Tri
Thuế chống trợ cấp là gì theo quy định pháp luật hiện hành

Bên cạnh các loại thuế như thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá thì thuế chống trợ cấp là loại thuế tiếp theo được bổ sung áp dụng đối với các loại hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, một số loại hàng hóa khi nhập khẩu vào Việt Nam có thể phải xem xét thu thuế chống trợ cấp. Vậy cụ thể thuế chống trợ cấp là gì? Điều kiện áp dụng thế chống trợ cấp như thế nào?

Cảm ơn bạn đã gởi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư X xin chia sẻ cho Quý bạn đọc bài viết: “Thuế chống trợ cấp là gì theo quy định pháp luật hiện hành?“. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn đọc giải quyết được một số vấn đề có liên quan.

Cơ sở pháp lý

Thuế chống trợ cấp (thuế đối kháng) là gì?

So với nhiều loại thuế khác, thuế chống trợ cấp có lẽ là loại thuế mà ít người biết đến nhất. Bởi, không phải hàng hóa nào khi nhập khẩu vào Việt Nam cũng chịu loại thuế này. Do đó, việc hiểu rõ loại thuế này là gì với nhiều người còn khá hạn chế.

Vì vậy, để giúp cá nhân, doanh nghiệp hiểu rõ về thuế chống trợ cấp, tại Khoản 6, Điều 4 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 đã giải thích chi tiết như sau: “Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.”

Theo khoản 2 Điều 83 Luật Quản lý ngoại thương 2017, thuế chống trợ cấp là một biện pháp chống trợ cấp.

Ngoài ra, bạn có thể hiểu như sau: Thuế chống trợ cấp hay còn gọi là thuế đối kháng. Đây là khoản thuế bổ sung so với thuế nhập khẩu thông thường và được đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp nhập khẩu.

Việc thu thuế được coi như biện pháp chống trợ cấp nhằm vào các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp (thông qua thủ tục điều tra chống trợ cấp do nước nhập khẩu tiến hành) chứ không nhằm vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện việc trợ cấp (WTO quy định các cơ chế xử lý khác mang tính đa phương cho trường hợp này).

Thuế chống trợ cấp là gì theo quy định pháp luật hiện hành
Thuế chống trợ cấp là gì theo quy định pháp luật hiện hành

Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp ra làm sao?

• Không phải cứ có hiện tượng hàng hóa nước ngoài được trợ cấp là nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa đó.

• Theo quy định của đáp WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp chỉ có thể thực hiện điều cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu sau khi đã tiến hành điều tra chống trợ cấp ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của 3 điều kiện sau:

  • Hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp với biên độ trợ cấp tức là chị giá phần trưởng cấp chuyên giá trị hàng hóa liên quan không thấp hơn 1%
  • sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa thiệt hại đáng kể hoặc Nam càng đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước gọi chung là yếu tố thiệt hại.
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại nói trên.

+) Mức trợ cấp được xác định như thế nào

tiền xác định hàng hóa nhập khẩu có được trợ cấp hay không cơ quan điều tra nước nhập khẩu sẽ tiến hành tính mức trợ cấp của hàng hóa đó phương pháp tính toán chi tiết tuân thủ pháp luật của nước điều tra về vấn đề này nhưng về cơ bản theo các hướng như sau:

  • Nếu nhà nước cho doanh nghiệp vay một khoản với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất thương mại Bình thường cho khoản vay tương tự mức trợ cấp được tính là phần chênh lệch giữa hai mức lãi suất này.
  • Nếu nhà nước bảo lãnh vay với phí bảo lãnh thấp hơn chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho khoản vay thương mại tương tự nếu không có bảo lãnh của nhà nước mức trợ cấp sẽ được tính là phần chênh lệch giữa hai mức này.
  • Nếu nhà nước mua hoặc cung cấp hàng hóa dịch vụ với giá mua cao hơn mức hợp lý hoặc giá cung cấp thấp hơn mức hợp lý xác định theo các điều kiện thị trường của hàng hóa dịch vụ liên quan đến chuyển cấp là mức chênh lệch giá biên độ trợ cấp được tính theo phần trăm mức trợ cấp trên giá trị hàng hóa.

+) Yếu tố thiệt hại được xác định như thế nào

Việc xác định thiệt hại là một bước không thể thiếu trong vụ điều tra chống trợ cấp và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc áp dụng các biện pháp chống.

  • Về hình thức các thiệt hại này có thể tồn tại dưới hai dạng thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ thiệt hại
  • Về mức độ các thiệt hại này phải ở mức đáng kể
  • Để phương pháp các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân tích tất cả các yếu tố liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa ví dụ tỉ lệ và mức tăng lượng nhập khẩu thị phần của sản phẩm nhập khẩu thay đổi về doanh số sản lượng năng suất phân công

Điều tra các vụ việc để áp dụng các loại thuế nhập khẩu bổ sung phù hợp

Việc kê khai, thu, nộp, hoàn thuế do Bộ Tài chính tiến hành thực hiện, còn việc có áp dụng các loại thuế này hay không, thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương.

Để xác định hàng hóa có áp dụng thuế chống bán phá giá hay thuế chống trợ cấp hay không phải trải qua một quá trình điều tra của cơ quan điều tra.

Trong trường hợp nhận thấy hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá, được trợ cấp hoặc nhập khẩu quá mức gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước, tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước có quyền nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, tự vệ, chống trợ cấp).

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại phải lớn hơn tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước phản đối việc yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (trừ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ);
  • Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại cấp chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của ngành sản xuất trong nước.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thuế chống trợ cấp là gì theo quy định pháp luật hiện hành?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Thủ tục tách thửa với đất được hưởng thừa kế, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Trợ cấp của chính phủ là gì?

Đây là hình thức nhà nước sử dụng một số hình thức ưu đãi nhất định dành cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước trong một ngành nghề, lĩnh vực nhất định để hỗ trợ các doanh nghiệp này có được ưu thế hơn so với các doanh nghiệp khác.

Cơ quan điều tra chống trợ cấp là gì?

Cơ quan điều tra chống trợ cấp (sau đây gọi là cơ quan điều tra) để tiến hành điều tra, rà soát vụ việc chống trợ cấp và trong trường hợp cần thiết kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời;

Chống trợ cấp sử dụng biện pháp công cụ gì?

Các biện pháp chống trợ cấp bao gồm:
– Áp dụng thuế chống trợ cấp;
– Cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu;
– Các biện pháp chống trợ cấp khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm